Tài sản hữu hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 60 - 62)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.1 Hiện trạng đời sống kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của cộng đồng dân

4.1.3.2 Tài sản hữu hình

a) Các loại tài sản sản xuất và sinh hoạt gia đình

Về nhóm tài sản hữu hình gồm các loại liên quan trực tiếp tới sản xuất (máy cày, phát điện, bơm nước, xe chuyên chở) và sử dụng cho sinh hoạt trong nhà (tivi, xe máy, bếp ga, điện thoại, …). Kết quả ở như ghi nhận ở bảng 4.8 (số liệu chi tiết trong phụ lục 2.1):

Bảng 4.8 Các loại tài sản cho sản xuất và sinh hoạt trong gia đình

Tên vật dụng Nhóm người Kinh Nhóm người dân tộc Số lượng Số hộ Số lượng Số hộ

- Máy cày, kéo 5 5 0 0

- Máy phát điện 16 15 0 0

- Máy bơm nước 47 45 1 1

- Xe chuyên chở 1 1 0 0 - Radio+Tivi 120 108 5 5 - Xe máy 184 118 8 8 - Bếp ga 36 36 0 0 - Điện thoại 134 91 3 3 - Đầu máy 44 44 1 1 Nhận xét:

- Nhóm hộ người Kinh đã hơn hẳn nhóm hộ người dân tộc về tích sản tư nhân, đặc biệt với những tài sản phục vụ trực tiếp cho sản xuất như máy cày, máy phát điện, xe chuyên chở, ... điều mà những hộ gia đình người dân tộc hầu như khơng nghĩ tới. Chỉ tính riêng máy bơm nước đã xuất hiện ở trên 36,9% số hộ người Kinh. Điều này rõ ràng không hẳn là do sự giàu nghèo, mà theo chúng tơi, đó cịn là nếp nghĩ đã hằn sâu trong tư duy của người dân tộc vốn sống lệ thuộc vào tự nhiên.

- Ngược lại, khi so sánh về tài sản phục vụ cho sinh hoạt gia đình như phương tiện đi lại bằng xe máy thì tỷ lệ hộ có xe ở nhóm người dân tộc (80%) khơng kém gì so với nhóm người Kinh (97%). Riêng với bếp ga thì 100% số hộ người dân tộc vẫn chưa có thói quen sử dụng.

b) Tài sản công cộng

Bên cạnh tích sản tư nhân thì tài sản cơng cộng cũng là một chỉ báo phản ánh tài sản hữu hình của các nhóm dân cư. Do đó, đề tài cũng đã tiến hành tìm hiểu và phân tích loại tài sản này. Tuy nhiên, do tính chất “cơng” của loại tài sản này nên nó khơng can thiệp cụ thể vào từng hộ gia đình. Các loại đề cập đến ở đây là nước, điện và đường giao thông.

Theo kết quả điều tra, đa số hộ (65,2%) trong khu vực có giếng nước để phục vụ cho sinh hoạt. Trong khi đó, vẫn cịn 26,5% hộ dân dùng nước sinh hoạt từ hồ hoặc suối. Việc sử dụng nước cho sinh hoạt ở đây khác nhau giữa các ấp, vì địa hình và nơi cư trú nên có ấp buộc phải đào giếng nhưng cũng có nơi chỉ dùng nước hồ. Tuy nhiên, trong 86 hộ dùng giếng thì có tới 58 hộ cho biết, nguồn nước hiện nay cho canh tác và nước sinh hoạt đang là vấn đề khó khăn nhất mà họ gặp phải. Nguyên nhân của tình trạng này là mạch nước ngầm sâu gây thiếu nước vào mùa khơ. Những hộ gia đình có đất canh tác gần nguồn nước tự nhiên thì có thể dùng máy bơm để lấy nước tưới cho cây trồng, còn đa số là phụ thuộc vào nước trời.

Hiện nay, trên địa bàn xã Mã Đà, mạng lưới điện và hệ thống đường giao thơng đã được nâng cấp, vì thế người dân trong xã có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ này. Điều này đã tạo thuận lợi cho bà con địa phương giao thương và tiếp cận với dịch vụ, thơng tin bên ngồi. Đây là một trong những điều kiện ban đầu giúp cho người dân có được nguồn lực cơ bản trong quá trình tạo ra một sinh kế bền vững. Hệ thống giao thông thuận tiện cùng với việc tiếp cận thị trường dễ dàng có ảnh hưởng tích cực đến sinh kế của nông hộ. Nông dân ở những nơi tiếp

cận tốt sẽ có nhiều khả năng tăng thu nhập hơn là ở những vùng hẻo lánh, và theo đó có chiều hướng giàu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 60 - 62)