Ảnh hưởng từ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 91)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và ảnh hưởng của sinh kế đến tà

4.3.2.2 Ảnh hưởng từ sản xuất nông nghiệp

+ Từ hoạt động trồng trọt Bảng 4.22b Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ trồng trọt Cấp độ ảnh hưởng Số hộ đánh giá (hộ) Bình quân (điểm) Đánh giá mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 16 16 4 0 1,6 Giữa bình thường và ít nghiêm trọng

Như trên chúng tơi đã trình bày, sự phụ thuộc vào tài ngun rừng từ hoạt động trồng trọt là khơng rõ nét và ít phổ biến. Sự phụ thuộc chỉ dừng lại ở nhu cầu sửa chữa nhỏ lán trại, nhà kho phục vụ sản xuất, một số trường hợp lấn đất rừng khi có điều kiện. Chính vì vậy, đối với hoạt động này cũng có mức độ ảnh hưởng khơng lớn đến tài nguyên rừng của Khu BTTN.

- Đối với hộ gia đình sử dụng diện tích đất sản xuất khá lớn (trồng Điều và Xồi), hàng năm đã có tích lũy vốn để tái đầu tư cho tất cả các hoạt động sản xuất, trong đó có trồng trọt. Từ đó, họ khơng quan tâm đến việc lấn rừng mà chỉ gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng do nhu cầu sửa chữa lán trại bằng cách lấy vật liệu trực tiếp từ rừng hoặc gián tiếp (mua vật liệu từ hộ khác).

- Đối với nhóm hộ sử dụng diện tích đất sản xuất nhỏ (trồng cây ngắn ngày), thu nhập hằng năm từ các sinh kế ít hoặc khơng đủ cho nhu cầu vật chất và tái đầu tư sản xuất. Để giải quyết được vấn đề đó, ngồi việc khai thác lâm sản sửa chữa lán trại, họ vẫn có xu hướng lấn rừng tự nhiên để mở rộng diện tích trồng trọt. Nhưng theo nhận xét, nhu cầu sửa chữa lán trại là nhỏ, số người lấn rừng và diện tích rừng bị lấn ít, nên mức độ ảnh hưởng là ít nghiêm trọng.

4.3.2.3 Ảnh hưởng từ hoạt động chăn ni

Nhìn bề ngồi, chăn ni có vẻ như một hoạt động ít có sự phụ thuộc và cũng ít ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Song trên thực tế tại cộng đồng Mã Đà, hoạt động này đã thể hiện khá rõ về ảnh hưởng tiêu cực của nó đến tài nguyên rừng của KBT, bởi người dân chưa áp dụng hình thức ni cơng nghiệp, chỉ sử dụng thói quen chăn thả rong, tận dụng thức ăn từ thiên nhiên là chính. Do vậy, đối với hoạt động này cũng đã có những tác động đến tài nguyên rừng. Sau đây là kết quả đánh giá của 26 hộ chăn ni trâu bị:

Bảng 4.22c Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ chăn nuôi Cấp độ ảnh Cấp độ ảnh hưởng Số hộ đánh giá (hộ) Bình quân (điểm) Đánh giá mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 12 13 1 0 1,6 Giữa bình thường và ít nghiêm trọng

Đối với nhóm hộ chăn ni heo, trâu bị theo hình thức nhốt chuồng (hoặc trong vườn) đã khơng có câu trả lời vì họ cho rằng chẳng có gây thiệt hại gì, mặc dù trên thực tế họ cũng phải lấy một phần thức ăn từ những loại thực vật trong rừng (cỏ, các loại lá cây).

Phần còn lại là những hộ chăn thả rong (trâu bò) để tận dụng nguồn thức ăn từ thiên nhiên. Với hình thức này thì hầu như nguồn thức ăn hồn tồn phụ thuộc vào rừng. Việc chăn thả rong đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng và phát triển các loài cây trong rừng tự nhiên, nhất là đối với những cây tái sinh (bị gia súc dẫm đạp). Ngoài ra, việc thả rong vật ni cịn ảnh hưởng đến cơng tác bảo tồn vì nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa vật nuôi và động vật hoang dã, kể cả nguy cơ lai tạp giống cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, những thiệt hại này rất khó xác định, vả lại số hộ nuôi và lượng cá thể vật ni trên địa bàn cịn ít nên mức độ ảnh hưởng cũng ít nghiêm trọng.

4.3.2.4 Ảnh hưởng từ tiểu thủ công nghiệp và buôn bán dịch vụ

Bảng 4.22d Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ tiểu thủ công nghiệp Cấp độ ảnh Cấp độ ảnh hưởng Số hộ đánh giá (hộ) Bình quân (điểm) Đánh giá mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 2 6 9 2 2,6 Giữa ít nghiêm trọng và nghiêm trọng

Kết quả phỏng vấn về sinh kế cho thấy, trên địa bàn xã có 19/132 hộ gia đình tham gia hoạt động tiểu thủ công nghiệp, và thu nhập từ hoạt động này cũng tương đối đáng kể trong nguồn thu nhập từ sản xuất phi nơng nghiệp. Trong đó, có 11 hộ thể hiện sự phụ thuộc trực tiếp và gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (nghề mộc và đan lát các vật dụng sinh hoạt), phần cịn lại (8 hộ) khơng có sự phụ thuộc.

Theo ý kiến của những người tham gia đánh giá mức độ ảnh hưởng của loại sinh kế này đến tài nguyên rừng rất khác nhau. Một là, phần vật liệu đầu vào cho ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp có nguồn gốc từ rừng trồng, được khai thác hợp pháp theo kế hoạch hằng năm, chứng tỏ ở đây chỉ có sự phụ thuộc nhưng không gây ảnh hưởng. Song mặt khác, phần nhập liệu cịn lại, họ vẫn cơng nhận có nguồn gốc bất hợp pháp từ rừng tự nhiên và đã gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (9/9 hộ tham gia đánh giá có chung nhận xét).

+ Từ dịch vụ bn bán

Theo kết quả điều tra, phần lớn hoạt động mang tính bn bán – dịch vụ chưa phát triển, chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ và lẻ, nhưng trong số những hộ có tham gia hoạt động này lại có sự hiện diện của các gia đình bn bán động vật hoang dã (3/132 hộ điều tra) vì lợi nhuận từ hoạt động này cũng khá cao. Và chính những hộ này là đầu mối tiêu thụ, là động lực thúc đẩy những người dân

khác đẩy mạnh quy mô, số lượt tham gia vào khai thác lâm sản trái phép, tạo cho tài nguyên rừng trong khu vực luôn chịu những áp lực lớn.

Bảng 4.22e Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ buôn bán dịch vụ

Cấp độ ảnh hưởng Số hộ đánh giá (hộ) Bình quân (điểm) Đánh giá mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 0 4 5 0 2,6 Giữa ít nghiêm trọng và nghiêm trọng

Có thể nói việc buôn bán động vật hoang dã là hoạt động vi phạm pháp luật rõ nét nhất đối với những sinh kế tại cộng đồng. Do vậy, với nhóm hộ giàu vì họ khơng muốn những sinh kế của gia đình có liên quan đến việc vi phạm pháp luật nên họ khơng tham gia; đối với nhóm hộ nghèo vì khơng có vốn để thực hiện nên hai nhóm hộ này không thể hiện mức độ gây ảnh hưởng.

Hoạt động buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn cộng đồng chỉ tồn tại ở nhóm hộ người Kinh. Khi đánh giá mức độ gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, 9/9 người tham gia đều căn cứ vào tính chất của hoạt động, số lượng tiêu thụ hằng năm và đều cho rằng đã gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng ở mức độ nghiêm trọng.

Tổng hợp tất cả các đánh giá trên, dù chỉ là đánh giá mang tính tham khảo, điều đọng lại ở đây là tất cả các hoạt động liên quan tới tài nguyên rừng dù ít dù nhiều đều có gây hại tới chúng, thấp nhất cũng là mức 1,6 (trồng trọt, chăn nuôi) và cao nhất là mức 3,5 (khai thác lâm sản) so với mức thiệt hại tối đa là 4. Người dân nhận thức được như vậy, đó là biểu hiện mang tính tích cực, nhưng chuyển từ nhận thức sang hành động bảo vệ và phát triển lại là một vấn đề phức tạp khác và dứt khốt khơng thể tách ra khỏi sinh kế của họ. Đó chính là những giải pháp có thể có được dựa vào những phân tích ở trên.

4.4 Các giải pháp cải thiện sinh kế của các nhóm hộ dân đã thực hiện 4.4.1 Các giải pháp của hộ gia đình liên quan đến sản xuất vật chất tại chỗ 4.4.1 Các giải pháp của hộ gia đình liên quan đến sản xuất vật chất tại chỗ

(1) Các giải pháp mang tính tự vận động:

Do nguồn lợi về cây công nghiệp (Điều) và cây ăn quả (Xoài) ở vùng đất này khá hấp dẫn đã tạo ra thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Do đó, một trong những giải pháp dễ thực hiện và mang tính khả thi là trồng cây thâm canh với sản phẩm là hàng hoá tiêu thụ trên thị trường.

Nhìn chung, việc trồng cây để tạo thu nhập là một loại sinh kế gần như là phổ biến cho các hộ gia đình ở đây. Tuy nhiên, điều khác biệt là trồng các loài cây dài ngày trên diện tích lớn thì việc đầu tư phải tính đến sản phẩm là hàng hố, cịn trồng cây ngắn ngày trên diện tích nhỏ thì sản phẩm chỉ cho tiêu dùng trong gia đình. Đấy đều là các loại sinh kế mang tính bền vững.

- Mơ hình trồng Điều, Xồi: Đây là loại hình canh tác đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho rất nhiều hộ người Kinh. Như kết quả trình bày ở bảng 4.21, phần thu nhập cao hơn đầu tư khoảng 1,84 đến 1,86 lần.

- Mơ hình trồng các lồi cây ngắn ngày: Đây là loại hình canh tác đem lại nguồn thu nhập hỗ trợ cho số ít hộ gia đình nghèo, ít đất sản xuất và cũng thiếu vốn đầu tư. Cũng theo kết quả trình bày ở bảng 4.21, phần thu nhập cao hơn đầu tư khoảng trên dưới 2 lần.

- Mơ hình canh tác trong vườn hộ và ơ dinh dưỡng: Gần đây khái niệm ô dinh dưỡng được người Kinh vận dụng trong khá nhiều hộ gia đình, đơn giản là dễ làm và tránh được nhiều rủi ro từ thời tiết và bệnh tật cây trồng. Cách trồng và chăm sóc thì học hỏi qua lại lẫn nhau. Sản phẩm cũng đa dạng và thu hái ở nhiều thời điểm khác nhau. Thường người Kinh trồng xen nhiều loại cây khơng phân biệt chính phụ, khơng đặt nặng sản phẩm hàng hố, mục đích đơn giản là để cung cấp thực phẩm và hoa quả tiêu dùng cho gia đình.

(2) Các giải pháp cần có sự can thiệp từ bên ngồi:

Mặc dù các hộ dân ở xã Mã Đà đã có nhiều cách thức nhằm cải thiện sinh kế của họ nhưng số ít hộ gia đình trong xã vẫn rơi vào tình trạng thiếu ăn (55/132 hộ có khai báo thiếu ăn phổ biến từ 1-3 tháng, vào những tháng mùa mưa và tháng giáp hạt). Dưới đây là kết quả phỏng vấn 55 hộ gia đình thiếu ăn về những giải pháp chính mà họ đã đề xuất thực hiện:

- Trước mắt là trong khoảng thời gian giao mùa, người dân có thể mua thiếu lương thực để trang trải tạm thời cho gia đình tại các cửa hàng tạp hóa hay gia đình người quen, nơi mà họ có thể tin tưởng lẫn nhau. Yếu tố can thiệp ở đây là vật chất cho vay mượn.

- Đối với nhóm hộ người Kinh, chủ yếu tập trung vào những giải pháp trong vườn hộ như dự định đào ao nuôi cá, kết hợp nuôi heo gà trên cạn. Đồng thời, nếu có vốn sẽ mua thêm một số giống cây ăn trái trồng trong vườn hộ và chăn nuôi công nghiệp để tận dụng phân và tận dụng nguồn lao động tại chỗ. Như vậy, yếu tố can thiệp từ bên ngồi là vốn.

- Đối với nhóm hộ người dân tộc, mong rằng Ban quản lý KBT và UBND xã sẽ cho nhận đất rừng để trồng có thêm thu nhập. Và nếu có vốn họ cũng sẽ tập trung vào chăn nuôi nhỏ (chủ yếu gia súc), đồng thời cũng muốn mở rộng diện tích canh tác lúa nước nếu như xã cho phép. Theo đó, yếu tố can thiệp từ bên ngoài là cấp đất và vay vốn.

4.5.2 Các giải pháp liên quan đến tổ chức và vận dụng chính sách

- Giải pháp về quy hoạch: Do nguồn lợi về cây công nghiệp (Điều) và cây ăn quả (Xoài) ở vùng đất này khá hấp dẫn, điều đó đã thu hút một số cá nhân từ thành phố đến mua lại đất hoặc chuyển nhượng đất đã có cây trồng. Do đó, nếu để tình trạng này kéo dài thì rừng có thể bị phá, các hậu quả về xã hội chưa thể lường hết được. Một trong những công cụ quản lý quan trọng để đối phó với tình hình này là thiết lập quy hoạch sử dụng đất vùng đệm. Thực tế sử dụng tài

nguyên ở khu vực nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi có sự phân định giữa đất lâm nghiệp và đất nơng nghiệp thì các hệ thống này cũng vẫn là những hệ thống mở, người ta vẫn lợi dụng nó. Vậy, quy hoạch cần dựa trên sự tham gia của cộng đồng và sự phối hợp giữa các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.

- Giao đất trồng rừng: Thực hiện chủ trương chung của Chính phủ cũng như của UBND tỉnh Đồng Nai về giao đất lâm nghiệp đến các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Bắt đầu từ năm 2002, Ban quản lý Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu đã phối hợp với Ban quản lý dự án BVR&PTNT tiến hành giao đất lâm nghiệp thuộc vùng đệm cho hộ gia đình (16/132 hộ gia đình thuộc mẫu điều tra) trên địa bàn xã Mã Đà. Việc Ban quản lý và xã giao đất cho người dân trồng rừng theo Nghị định 178 là một giải pháp tốt, cần tiếp tục duy trì và hồn chỉnh. Tuy nhiên, đến nay các hộ được nhận đất đều là hộ người Kinh. Như thế là chưa đủ, nên cân nhắc quỹ đất và phân chia một cách hợp lý và công bằng, sao cho các hộ nghèo trong xã đều được nhận đất để tránh tình trạng xảy ra mâu thuẫn.

- Giải pháp về vốn: Bên cạnh các chính sách về lâm nghiệp nhằm cải thiện đời sống của người dân, tại địa phương cũng cần có sự quan tâm từ phía ngân hàng. Ngân hàng chính sách phối hợp với Hội phụ nữ và Hội Nông dân cho các hộ gia đình vay vốn để đầu tư sản xuất. Hội chịu trách nhiệm với Ngân hàng trong việc bảo đảm hộ vay trả lãi và gốc đúng thời hạn và sử dụng vốn đúng mục đích. Theo kết quả điều tra nghiên cứu, trong 102 hộ gia đình có vay vốn thì có tới 37 hộ (chiếm 28,0%) vay từ Quỹ tín dụng người nghèo, 25 hộ (18,9%) vay từ Ngân hàng chính sách và 8 hộ (6,1%) từ Ngân hàng NN&PTNT để đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ, hoạt động phi nơng nghiệp hay để sữa chữa nhà cửa. Có nhiều hộ gia đình được vay ở cả hai nguồn, nhưng cũng có tới 17 hộ (chiếm 12,9%) phải vay tư nhân (người bán hàng, người nhà). Hoạt động này sẽ giúp nhiều hộ gia đình có vốn đầu tư ban đầu cho cây trồng vật nuôi, nhằm từng

bước cải thiện năng suất cây trồng, tăng thu nhập và dần dần khắc phục được khó khăn.

4.5.3 Xây dựng khung sinh kế bền vững tại địa phƣơng

Để xây dựng được khung sinh kế bền vững của người dân, bên cạnh quan sát trực tiếp bối cảnh tại địa phương, chúng tơi cịn tiến hành phỏng vấn chun sâu các hộ gia đình về những khó khăn họ đang gặp phải. Những thơng tin này sẽ giúp cho chúng tơi có được nhận kết quả và nhận định chính xác hơn trong việc xây dựng khung sinh kế của các hộ này.

Bảng 4.23 Tổng hợp những khó khăn của các hộ gia đình xã Mã Đà

Loại khó khăn Số hộ Tỷ lệ (%) Ghi chú Thiếu vốn

Năng suất cây trồng thấp Thiếu nước tưới tiêu Thiếu đất canh tác

Thiếu kỹ thuật, phương tiện Các thứ linh tinh khác 62 14 14 13 3 13 52,1 11,8 11,8 10,9 2,5 10,9 Tỷ lệ % chỉ tính trên số hộ có trả lời Tổng Không trả lời 119 13 100,0

Kết quả từ bảng 4.23 ở trên cho thấy, vấn đề thiếu vốn được nhiều hộ quan tâm nhất (trên 52% số hộ), tiếp theo là năng suất cây trồng thấp và thiếu nước tưới tiêu cũng như thiếu đất canh tác là những khó khăn chính mà hộ gia đình đang gặp phải (từ 11 đến 12% số hộ). Về vấn đề thiếu đất canh tác, thực chất là có đất nhưng đất xấu vì người dân chưa có thói quen cải tạo đất, họ chỉ tiến hành làm cỏ, đôi khi nhiều hộ gia đình để cỏ tranh lấn át cả cây trồng. Vì thế mà đất đai ngày càng cằn cỗi và năng suất cây trồng thấp là điều không tránh khỏi. Việc thiếu các thứ linh tinh mà nhiều hộ gia đình quan tâm (chiếm 10,9% số hộ) phải kể đến là phân bón, thuốc trừ sâu. Người dân cho rằng việc thiếu phân bón cùng

với việc thiếu nguồn nước tưới tiêu là nguyên nhân dẫn đến năng suất cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)