Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng cho sinh kế của các nhóm hộ dân tại xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 70)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.2 Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng cho sinh kế của các nhóm hộ dân tại xã

xã Mã Đà

4.2.1 Sự phụ thuộc của các nhóm hộ dân vào tài nguyên rừng

Để đi tìm hiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của các nhóm hộ tại địa phương, trước hết sẽ phân tích nguồn thu nhập từ rừng của các nhóm dân cư này. Bởi vì, thu nhập từ rừng là một chỉ báo quan trọng của những cộng đồng có cuộc sống dựa vào rừng. Việc phân tích nguồn thu nhập từ rừng của người dân có thể cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc về việc quản lý tài nguyên và chiến lược sinh kế của họ. Ngoài ra, thu nhập từ những hoạt động liên quan đến rừng cũng được coi như là một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của tài nguyên rừng và sự phụ thuộc của con người vào rừng.

Đa dạng sinh học của tài nguyên rừng trên địa bàn xã Mã Đà nói riêng và KBT Vĩnh Cửu nói chung đã có tác dụng quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Từ nhiều năm nay, việc khai thác tài nguyên rừng mang lại nguồn thu nhập cho người dân xã Mã Đà. Kết quả từ bảng 4.10 và hình 4.2 ở phần trên đã cho ta thấy ngay rằng, nhóm người dân tộc có đời sống phụ thuộc vào rừng cao hơn so với nhóm người Kinh.

Phần tiếp theo sau đây là những phân tích chi tiết cho sự phụ thuộc vào rừng của hai nhóm này.

Bảng 4.14 Cơ cấu thu nhập (%) từ các sản phẩm rừng của nhóm hộ

Nhóm hộ dân sử dụng TNR Tỷ lệ (%) đóng góp vào thu nhập Tr.rừng Gỗ TV rừng ĐV rừng Khác Chung 7,7 27,1 18,4 12,6 34,2 Nhóm ng.Kinh 8,3 28,0 17,7 12,8 33,3 Nhóm dân tộc 0,0 15,6 27,7 11,1 45,7 Nhận xét:

Thu nhập bình quân từ các sản phẩm rừng của nhóm hộ người Kinh là 19,6 triệu/hộ, cịn của nhóm người dân tộc là 13,7 triệu/hộ. Kết quả thể hiện ở bảng 4.14 còn cho thấy, trong 5 nguồn thu nhập từ rừng thì nguồn thu từ các sản phẩm khác (gồm dầu chai, mật ong, song mây) chiếm tỷ lệ cao nhất (tới 34,2% tổng thu nhập từ rừng), tiếp theo đó là thu nhập từ hoạt động khai thác gỗ (gồm cây gỗ tươi và gỗ lục nhưng chủ yếu là gỗ lục) chiếm vị trí thứ hai (27,1%). Riêng đối với nhóm hộ người dân tộc thì nguồn thu chính là từ khai thác dầu chai, mật ong (45,7%), nguồn thu thứ hai từ thực vật rừng gồm măng, mây, cây thuốc, lồ ô chiếm tỷ lệ khá cao (27,7%), còn khả năng săn bắt động vật thì có phần thấp hơn người Kinh (11,1%), riêng thu nhập từ rừng trồng hồn tồn khơng có.

Ngày nay, khi mà vốn rừng suy giảm, khả năng canh tác nông nghiệp và chăn nuôi ngày càng tăng lên thì sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân địa phương có xu hướng cũng giảm theo, đấy là một thực tế hiển nhiên cho đa số người Kinh. Song, một số khác ít nhiều họ vẫn cịn phụ thuộc vào rừng khi đến mùa giáp hạt, đồng thời các loại thức ăn kiếm được từ rừng có thể làm đa dạng thêm bữa ăn cho những gia đình khá giả nhưng cũng có thể cịn là nguồn thực phẩm chính cho các gia đình nghèo khó. Hầu hết các hộ gia đình người dân tộc trong xã Mã Đà đều thuộc diện khó khăn, nên tất yếu họ phải có một sự tác động đến rừng cho kế sinh nhai của họ.

Ngoài khai thác gỗ, việc thu hái các lâm sản khác gỗ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và thị trường tại chỗ là nguồn sống quan trọng khác của người dân nơi đây. Một mặt vì dễ tiêu thụ (dầu chai, mật ong), mặt khác cũng vì nguồn tài nguyên rộng lớn và đa dạng (các loại cây thuốc). Theo đó mà người dân thường ưu tiên cho các loại lâm sản này.

Ngoài việc sử dụng số liệu thu nhập từ rừng để phản ánh sự phụ thuộc của người dân vào rừng, đề tài cịn tiến hành tìm hiểu và phân tích một số chỉ báo khác cũng có thể cho thấy được sự phụ thuộc vào rừng của người dân, đó là quan hệ định lượng giữa các nguồn thu nhập so với thu nhập chung (các phân tích thống kê chi tiết được lưu trong phụ lục 2.3).

Bảng 4.15 Mức độ quan hệ tương quan giữa các nguồn thu nhập

Tổng TN TN trồng trọt TN chăn nuôi TN từ rừng TN từ phi n.nghiệp Tổng TN 1 0,96** 0,38* 0,13 0,01 TN trồng trọt 1 0,22* -0,20* -0,18* TN chăn nuôi 1 -0,13 -0,06 TN từ rừng 1 -0,12 TN từ phi NN 1

Mức độ quan hệ tương quan giữa tổng thu nhập và thu nhập từ các nhóm nguồn cho sinh kế như chỉ ra ở bảng 4.15 cho thấy:

- Tổng thu nhập chung của hộ gia đình phụ thuộc một cách có ý nghĩa về phương diện thống kê vào thu nhập từ trồng trọt và chăn ni, trong đó mức độ chặt chẽ hơn là với trồng trọt, nói ngắn gọn rằng: thu nhập từ trồng trọt chừng nào thì tổng thu nhập chung cũng chừng ấy.

- Tổng thu nhập khơng có quan hệ tương quan với thu nhập từ rừng, mặc dù thu nhập từ rừng cũng có quan hệ có ý nghĩa với thu nhập từ trồng trọt nhưng ở mức độ không chặt lắm.

- Trừ hai mối quan hệ giữa tổng thu nhập với trồng trọt và chăn nuôi là tỷ lệ thuận, các mối quan hệ kia là tỷ lệ nghịch, nghĩa là nếu tăng thu nhập từ nguồn này thì lại giảm thu nhập từ nguồn kia.

Tóm lại, qua kết quả đánh giá sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng dựa trên các kết quả phân tích và kiểm định thống kê, đến đây ta có thể khẳng định rằng: sinh kế (thơng qua thu nhập) của người dân có phụ thuộc vào các nhóm sinh kế, đặc biệt là nhóm ngành trồng trọt, sau đến nhóm ngành chăn ni, không phụ thuộc nhiều vào các hoạt động liên quan tới rừng. Nói cách khác, thu nhập từ rừng không phải là yếu tố quyết định sự sống còn của người dân ở đây, nó là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp hoặc mang tính hỗ trợ tới thu nhập, thậm chí có quan hệ nghịch với thu nhập từ trồng trọt. Đó là những chỉ báo tốt dưới góc độ quản lý tài nguyên, ít nhất ở hai mặt:

- Thứ nhất, cuộc sống hiện tại của người dân cộng đồng khơng hồn toàn phụ thuộc vào rừng như nếp nghĩa của chúng ta xưa nay, mặc dù rừng vẫn cung cấp sản phẩm cho một số ít hộ gia đình. Nói cách khác, rừng vẫn có tác dụng cho sinh kế của một số hộ gia đình nghèo chứ khơng phải cho tồn cộng đồng.

- Thứ hai, quan hệ tương quan âm giữa thu nhập từ trồng trọt với thu nhập từ rừng cũng chứng tỏ rằng, một khi người dân có cơng ăn việc làm trên đất canh

tác của họ và cho thu nhập cao thì việc họ vào rừng để tạo thu nhập sẽ tự giảm đi một cách có ý nghĩa.

Cũng cần chú ý thêm ở đây rằng, số liệu thu thập được trong nghiên cứu về nguồn thu nhập từ rừng có thể vẫn chưa phản ánh chính xác ngồi thực tế. Vì đây là vấn đề nhạy cảm khó nói trong bối cảnh hiện nay khi mà địa điểm nghiên cứu nằm trong vùng đệm của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu, mọi hoạt động xâm hại đến rừng đều bị nghiêm cấm.

4.2.2 Giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm từ rừng trong việc tạo ra sinh kế sinh kế

Tài nguyên rừng tại xã Mã Đà khơng những có vai trị quan trọng trong việc tạo thêm thu nhập mà còn đóng góp một cách có ý nghĩa về an tồn mơi trường cho những hộ dân nơi đây. Tuy nhiên, nhìn nhận giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm từ rừng thì khác nhau tùy thuộc vào tình trạng mức sống của từng hộ gia đình và từng nhóm dân tộc. Những sản phẩm gỗ và ngồi gỗ như dầu chai, măng, mây, tre nứa là nguồn thu nhập thêm của nhiều hộ gia đình nghèo trong những tháng mùa khơ và giáp hạt. Cịn động vật rừng và một số lâm sản phụ khác vừa được coi là nguồn thực phẩm lại vừa dễ tiêu thụ của nhóm hộ người Kinh. Dưới đây là kết quả tổng hợp từ quá trình phỏng vấn 61 hộ gia đình (có hoạt động liên quan tới sản phẩm rừng) về đánh giá vai trị và tầm quan trọng của 5 nhóm loại sản phẩm từ rừng đóng góp vào thu nhập hộ trong việc tạo ra sinh kế (xem bảng 4.16).

Bảng 4.16 Tóm tắt xếp hạng về tầm quan trọng của các loại lâm sản

Sản phẩm Xếp hạng Lý do

Dầu chai, mật

ong 1

Nguồn thu cịn nhiều (dầu chai), dễ bán để có thêm thu nhập trong thời gian nhàn rỗi, khai thác được quanh năm.

Thực vật rừng (măng, mây, cây thuốc, ...)

2

Nhiều loại và dễ bán (cây thuốc), dễ đi lấy vào mùa khô, phụ cấp thêm vào chi phí gia đình (mây, tre, nứa) và làm thức ăn (măng). Gỗ từ rừng

trồng 3

Giá cả cao, có thị trường tiêu thụ, không sợ làm ăn gian dối, nhưng không phải hộ nào cũng muốn là được (vốn, chính sách).

Gỗ từ rừng tự

nhiên 4

Chỉ lấy khi cần vật liệu làm nhà, có thể tiêu thụ được nhưng rất khó khăn vì dễ bị phát hiện và tịch thu, gỗ lục thì dễ hơn.

Động vật rừng

5

Tiêu thụ tại chỗ hoặc đem bán, có giá cao, nhưng vi phạm luật (bị cấm) nên chỉ bắt thú nhỏ, hoạt động mang tính lén lút.

(Ghi chú: 1, 2 là thứ bậc xếp hạng ưu tiên tính trên 5 sản phẩm) Từ kết quả ở bảng 4.16 và so sánh với thu nhập từ các sản phẩm này (bảng 4.14) cho thấy, khơng phải sản phẩm có thu nhập cao và dễ bán thì được người dân đánh giá cao hơn. Vai trò và tầm quan trọng của mỗi sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận với nguồn tài nguyên ấy, vào khả năng tự đối phó khi gặp tình huống xấu và tính cộng đồng (tập thể) trong khi thực hiện.

- Trong các sản phẩm ngoài gỗ mà người dân lấy từ rừng thì nhóm sản phẩm gồm dầu chai, mật ong và một vài lâm sản phụ khác là nguồn lâm sản mà cư dân địa phương đều đánh giá là quan trọng nhất. Nguyên nhân là do nhiều

tháng trong năm những người nhàn rỗi trong hộ gia đình vẫn có thể vào rừng thu hái lâm sản. Theo người dân, lợi thế ở đây là đường đi thuận tiện, không bị kiểm lâm bắt và có thể bán được ngay, trang trải thêm chi phí trong gia đình. Đặc biệt đối với nhóm hộ dân tộc, đây cịn là nguồn tiền mà họ có thể dành dụm để đóng học phí cho con cái.

- Nguồn lâm sản phụ mà người dân cho là quan trọng tiếp theo là khai thác các sản phẩm có nguồn gốc từ cây rừng như lấy nấm và măng, chặt tre nứa và lồ ô, thu hái cây thuốc. Lý do, những hoạt động này đem lại thu nhập trực tiếp và có thể sử dụng ngay trong gia đình (nấm, măng) hay đem bán (cây thuốc). Đặc biệt, sự phụ thuộc vào lâm sản ngoài gỗ để làm thức ăn và thuốc chữa bệnh được thể hiện rõ hơn ở nhóm hộ gia đình người dân tộc. Đối với nhiều người dân, hoạt động khai thác tre, lồ ô hay lấy măng là công việc dễ dàng và dễ đem lại thu nhập. Tuy nhiên, địa điểm khai thác những sản phẩm này khơng phải chỗ nào cũng có.

- Sau cùng, nguồn sản phẩm từ rừng ít được hộ gia đình đánh giá cao là khai thác cây gỗ lớn và săn bắt động vật rừng. Nguyên nhân đơn giản và hiệu quả cao là hai sản phẩm này đã bị cấm triệt để, tâm lý người dân sợ bị bắt và sản phẩm nếu bắt được cũng bị tịch thu. Người dân thường chỉ khai thác cây gỗ nhỏ khi họ cần vật liệu để làm nhà và một số công cụ sản xuất, hoạt động này được kết hợp khi đi thu hái mây hoặc lồ ô. Tuy nhiên, việc chặt cây gỗ lớn và săn bắt động vật rừng vẫn xuất hiện ở một vài hộ người Kinh, họ tham gia theo một thói quen mang tính nghề nghiệp.

4.2.3 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận các tài sản tạo ra sinh kế

4.2.3.1 Thuận lợi

- Diện tích đất lâm nghiệp (đất rừng và đất trống) trong xã Mã Đà chiếm tỷ lệ khá lớn (85,5%) trong tổng diện tích tự nhiên của xã. Do đó, cùng với cơ chế

mở của nhà nước về quy chế quản lý rừng đặc dụng là những thuận lợi cho công tác giao đất (đất trống) giao rừng (rừng trồng) để người dân phát triển sản xuất lâm nghiệp. Đồng thời, đất trong vùng có nhiều loại khác nhau nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, v.v.

- Hệ thống suối khá đa dạng (suối Boon, suối Sai) và đặc biệt là hồ thủy điện Trị An đã cung cấp được nguồn nước tưới cho những hộ ở hầu hết các ấp. Do đó, những hộ trồng cây ăn quả và cây công nghiệp (ấp 1, 2, 3) không lo khơ hạn, cịn các hộ canh tác lúa nước (ấp 7) đã làm được 2 vụ/năm.

- Được nhà nước quan tâm và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Điện, đường, trường, trạm phải nói là rất tốt, nhất là giao thơng liên xã và liên huyện đã hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho người dân trong địa bàn giao thương buôn bán và tiếp cận dễ dàng với những dịch vụ từ bên ngoài.

- Số người trong độ tuổi lao động của xã là 4.752 so với 7.959 người, chiếm tỷ lệ cao (59,7% tổng nhân khẩu) là nguồn lao động dồi dào của xã. Tỷ lệ tăng dân số 1,83% là một đảm bảo về ổn định số dân trong tương lai.

4.2.3.2 Khó khăn

- Một trong những khó khăn lớn nhất mà bà con ở xã Mã Đà gặp phải là tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện cao nhất trong huyện (20,6% vào năm 2007, số liệu từ UBND xã) và chênh lệch giữa mức giàu nghèo cũng rất lớn. Đây là một trở ngại đối với nhóm người nghèo khi họ muốn chuyển đổi từ làm thuê sang làm chủ trên đất canh tác của chính mình.

- Mặc dù diện tích canh tác bình qn trên hộ của tồn xã là 1,53 ha/hộ, nhưng nhiều hộ vẫn cho rằng thiếu đất sản xuất, đất không được cấp chủ quyền nên không dám đầu tư dài hạn, không chủ động được việc trồng cây gì vì có sự can thiệp từ Ban quản lý KBT.

- Các chính sách về tín dụng, đầu tư hiện nay mặc dù đã mở rộng cho nhiều đối tượng nhưng vẫn chưa khuyến khích người dân vay vốn vì thủ tục

rườm rà và thời gian hoàn vốn nhanh. Điều này đã dẫn đến nhiều hộ dân phải đi vay nóng của tư thương với lãi suất khá cao.

- Thiếu biện pháp chăm sóc đất thích hợp để tái sản xuất, cỏ tranh lấn át nên nhiều diện tích đất canh tác trong vườn hộ khiến đất bị cằn cỗi, thiếu dinh dưỡng, khó có thể trồng các loài cây khác (nhất là đất đã trồng Điều). Bên cạnh, cũng có nhiều địa điểm thiếu nguồn nước cho canh tác vào mùa khơ nên diện tích vườn hộ chưa được tận dụng triệt để cho trồng trọt.

4.2.3.3 Cơ hội

- Được sự hỗ trợ của nhiều dự án và chương trình về PTNT như dự án xóa đói giảm nghèo, dự án bảo vệ rừng và phát triển nơng thơn, chương trình giao đất giao rừng cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh, v.v.

- Đối với các hộ thuộc diện nghèo, nếu có phương án sản xuất khả thi thì được khuyến khích cho vay vốn ưu đãi từ các chương trình như xóa đói giảm nghèo thuộc Ngân hàng chính sách xã hội, vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, v.v.

- Ban điều hành xóa đói giảm nghèo của tỉnh ưu tiên hỗ trợ cho địa phương về đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và phục vụ an sinh xã hội. Đó là tiếp tục cải thiện đường giao thông, trường học, trạm xá, ... những hạng mục này dự kiến sẽ thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

4.2.3.4 Thách thức

- Trong hai năm trở lại đây, dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng ở khu vực lân cận đã tác động đến (nhưng chưa gây thiệt hại lớn cho hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 70)