1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở trƣờng tiểu học thông qua
1.3.3. Mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học, trong đó các kỹ năng là một thành phần quan trọng để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. Học sinh khơng chỉ cần có kiến thức mà cịn phải biết làm, biết hành động phù hợp trong những tình huống, hồn cảnh. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thơng qua trải nghiệm nhằm các mục đích sau:
- Thông qua các hoạt động học sinh trực tiếp tham gia, qua đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ từ đó các em có khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống để các em có kỹ năng ứng xử văn hố, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội…
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
- Các em được rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ; kỹ năng phòng tránh bị xâm hại; phịng tránh tai nạn giao thơng; đuối nước và các tai nạn thương tích khác,...
Học sinh tiểu học có kỹ năng sống sẽ biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống. Có thể khẳng định, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua HĐTN là trang bị cho các em những kiến thức cần thiết của
cuộc sống, giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện tại và khơng ngừng biến đổi trong tương lai. Như vậy, giáo dục kỹ năng sống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc can thiệp, ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.