Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 86 - 90)

tiểu học Dƣơng Quang, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên thông qua trải nghiệm

2.6.1. Những thành công

Theo chủ trương của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên, dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Mỹ Hào, thời gian qua trường tiểu học Dương Quang đã quan tâm triển khai giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh, từ đó để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh. Điểm nổi bật, những thành công của giáo dục KNS thông qua trải nghiệm tại trường tiểu học Dương Quang như sau:

Đa số phụ huynh, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh Nhà trường đều nhận thức đúng về sự cần thiết và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay.

Trường tiểu học Dương Quang đã quan tâm xây dựng nội dung và đặc biệt là triển khai nhiều phương pháp, hình thức giáo dục KNS thơng qua trải nghiệm cho học sinh, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực.

Nhà trường đã có các biện pháp tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học thông qua trải nghiệm, đã xây dựng được cơ chế quản lý và phối hợp quản lý việc giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho HS giữa các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội bước đầu thu được kết quả tích cực.

Học sinh trường tiểu học Dương Quang dần dần hình thành được những KNS cơ bản cho mình, các em hứng thú với việc tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động tập thể, hoạt động ngồi giờ lên lớp, qua đó KNS dần được hình thành.

Trường tiểu học Dương Quang phần nào đáp ứng được một số điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh nhà trường.

2.6.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt được như trên, hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thơng qua trải nghiệm cịn tồn tại một số hạn chế như sau:

Một bộ phận CBQL, GV, phụ huynh nhận thức chưa sâu sắc về tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động GDKNS cho HS tiểu học thông qua trải nghiệm, chú trọng trang bị kiến thức cho HS mà xem nhẹ vấn đề GDKNS, chưa đầu tư kinh phí và dành thời gian thích đáng cho nội dung này, chỉ thực hiện chiếu lệ, hình thức, chưa hiệu quả.

Trường tiểu học Dương Quang còn thiếu về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường như nhà đa năng, trang thiết bị dạy học hiện đại. Ngân sách địa phương chi cho các nhà trường ít, kinh phí của trường hạn hẹp. Việc tổ chức các hoạt động lớn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, các hoạt động của Đội TNTP chưa được liên tục. Công tác khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức. Sự ủng hộ đóng góp của cha mẹ học sinh về vật chất rất hạn chế do điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương chưa phát triển.

Công tác chỉ đạo tổ chức của lãnh đạo các nhà trường chưa cụ thể, rõ ràng thiếu các văn bản hướng dẫn chuyên sâu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học Dương Quang chưa đa dạng.

Công tác giáo dục kỹ năng sống mới chỉ được triển khai trong kế hoạch để đối phó với cơ quan quản lý cấp trên mà chưa tổ chức thực hiện một cách có hệ thống và bài bản. Kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường mới chỉ lồng ghép trong kế hoạch chung tồn trường, chưa xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá, do đó chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Ban giám hiệu trường tiểu học Dương Quang chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm. Việc tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh cũng chưa thường xuyên, chưa đánh giá được theo giai đoạn của quá trình giáo dục.

Nhà trường chưa xây dựng được cơ chế phối hợp các lực lượng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

2.6.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Những tồn tại, hạn chế trong giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm đã nêu ở trên do xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Mặc dù một bộ phận lực lượng giáo dục trường tiểu học Dương Quang nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh, song hầu hết CBQL, GV nhà trường vẫn coi trọng việc truyền thụ kiến thức cho học sinh hơn là rèn cho các em có kỹ năng, kỹ xảo để vận dụng các kiến thức và thực tiễn cuộc sống. Chưa gắn được lý thuyết với thực hành, chưa thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục phổ thơng.

- Quy trình thiết lập bộ máy và bố trí nhân sự tại trường tiểu học Dương Quang chưa đúng thành phần, cơ cấu, chưa phát huy được vai trò của cán bộ nòng cốt, thiếu sự đầu tư cho công tác nhân sự tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Bản thân các giáo viên còn mơ hồ về việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống thơng qua trải nghiệm vì nhận thức chưa sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống, thiếu kiến thức, kỹ năng giáo dục, chưa được tập huấn cụ thể về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống thơng qua trải nghiệm nên cịn lúng túng trong quá trình dạy học, giáo dục.

- Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể về giáo dục KNS, chưa sát sao trong công tác kiểm tra, đánh giá, thiếu các tiêu chí đánh giá cụ thể nên khó tiến hành các hoạt động kiểm tra, vì thế hiệu quả của cơng tác giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh chưa cao.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về GDKNS thơng qua trải nghiệm cho học sinh cũng như quản lý GDKNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả nhận thấy: bên cạnh những kết quả đã làm được trong GDKNS cho học sinh Nhà trường thì trường vẫn cịn một số hạn chế như chưa có sự quan tâm đúng mức cơng tác quản lý GDKNS cho học sinh.

Nhận thức của đội ngũ CBQL và GV trường tiểu học Dương Quang về sự cần thiết, tầm quan trọng của hoạt động GDKNS đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là đúng đắn. Năng lực của đội ngũ CBQL, GV tham gia thực hiện giáo dục KNS cho học sinh còn nhiều hạn chế nên phương pháp hình thức giáo dục cịn chưa thật phong phú, đa dạng, hiệu quả chưa cao. Việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS chưa tốt, chưa có sự đầu tư thỏa đáng về các điều kiện CSVC và các phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục KNS.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang còn lúng túng, chưa được thực hiện tốt. Hệ thống tiêu chí đánh giá cơng tác quản lí, thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh Nhà trường chưa đủ, chưa hồn thiện. Cơ chế quản lí phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDKNS cho học sinh chưa phù hợp.

Từ cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, qua việc phân tích thực trạng hoạt động quản lý cơng tác GDKNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả thấy cần thiết phải khắc phục các hạn chế tồn tại, đề xuất được các biện pháp có tính khả thi, góp phần hồn thiện quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC

DƢƠNG QUANG THỊ XÃ MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)