3.1.1. Đảm bảo tính hiệu quả
Ngun tắc này địi hỏi việc xây dựng các biện pháp, phương pháp giáo dục phải thiết thực nhằm phát triển các KNS của học sinh. Hoạt động giáo dục KNS bao gồm các yếu tố có liên quan với nhau như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả. Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, kết quả của yếu tố này là điều kiện cho sự phát triển của yếu tố kia. Để thực hiện nguyên tắc “Đảm bảo tính hiệu quả” cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường, phải có sự đồng thuận cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Phải được sự chấp thuận của lãnh đạo ngành, địa phương. Khi thỏa mãn các điều kiện trên thì việc triển khai thực hiện kế hoạch sẽ có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong việc quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang.
3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu của mỗi hoạt động là kết quả dự kiến mà mỗi cá nhân, hệ thống phấn đấu đạt được, có tác dụng định hướng, chỉ đạo tồn bộ q trình hoạt động. Điều 27 Luật Giáo dục quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh cần dựa trên chuẩn trình độ kỹ năng cần có
được quy định trong phân phối chương trình hiện hành của các mơn và mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn địi hỏi trong q trình giáo dục, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu, nắm vững giá trị KNS mà giá trị kỹ năng phải có tính hệ thống, vận dụng được vào trong thực tiễn, giúp ích cho bản thân, góp phần cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân. Tất cả lý thuyết phải đi đơi với thực hành, nếu khơng có thực hành thì tất cả lý thuyết trở thành lý luận suông, xa rời cuộc sống, không đạt được mục tiêu, đi ngược lại với mục tiêu. Trong thời đại công nghiệp 4.0 tốc độ phát triển của xã hội rất nhanh sẽ làm nảy sinh những vấn đề mà chúng ta không lường trước được như: Lối sống thực dụng, phim ảnh bạo lực, game điện tử, mạng internet xã hội... Các em dễ dàng bị lôi kéo, bị dụ dỗ vào những việc tiêu cực do KNS của các em còn nhiều hạn chế. Phải trang bị cho các em những kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ mình trong những tình huống bất lợi cho bản thân. Cần rèn luyện cho các em có nhận thức về việc chia sẻ, trách nhiệm đối với mọi người xung quanh, đối với xã hội. Để thực hiện ngun tắc “Đảm bảo tính thực tiễn” thì các biện pháp đưa ra phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học và tình hình thực tế quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp có thể áp dụng một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
Để thực hiện nguyên tắc “Đảm bảo tính khả thi” thì các biện pháp quản lý giáo dục KNS phải căn cứ vào tình hình chung thực tế kinh tế - xã hội tại địa phương và riêng tại Nhà trường. Biện pháp quản lý đưa ra phải thích hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường. Trên cơ sở đó các biện pháp đề xuất mới bảo đảm được tính khả thi trong triển khai thực hiện việc quản lý giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang.