Mục đích khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 47 - 76)

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Điều tra khảo sát thực trạng giáo dục KNS thông qua trải nghiệm và quản lý giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học Dương Quang, thị xã Mỹ Hào bao gồm:

(i) Khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh về giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang;

(ii) Khảo sát về mục đích giáo dục KNS thơng qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang;

(iii) Khảo sát mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu học

(iv) Khảo sát về các phương pháp, hình thức giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang;

(v) Khảo sát về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang;

(vi) Khảo sát về các điều kiện và lực lượng tham gia giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang.

- Khảo sát thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

(i) Khảo sát về thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang;

(ii) Khảo sát về thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang;

(iii) Khảo sát về thực trạng chỉ đạo triển khai giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang;

(iv) Khảo sát về thực trạng kiểm tra đánh giá, kết quả giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang;

(v) Khảo sát về thực trạng quản lý các điều kiện, quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang.

- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Phiếu hỏi

- Quan sát hành vi, thái độ, sản phẩm hoạt động của HS

2.2.4. Đối tượng khảo sát

Đối tượng tác giả tiến hành khảo sát để thu thập số liệu bao gồm: toàn bộ cán bộ nhân viên trường tiểu học Dương Quang; Học sinh các khối lớp 3, lớp 4, lớp 5 và Phụ huynh học sinh các khối lớp 3, khối lớp 4 và khối lớp 5 trường tiểu học Dương Quang, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Quy mô mẫu khảo sát

STT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng

1 Cán bộ quản lý, giáo viên Nhà trường 29

2 Học sinh các khối lớp 3 đến khối lớp 5 579

Khối lớp 3 232 Khối lớp 4 179 Khối lớp 5 168 3 CMHS các khối lớp 3 đến khối lớp 5 579 CMHS khối lớp 3 232 CMHS khối lớp 4 179 CMHS khối lớp 5 168

Như vậy, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát đến 29 cán bộ quản lý, giáo viên trường tiểu học Dương Quang, cùng 579 học sinh và 579 phụ huynh học sinh các khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5 thuộc trường tiểu học.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng tiểu học Dƣơng Quang, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên thông qua trải nghiệm

2.3.1. Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh và của học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm, tác giả đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về tính cần thiết của giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học Dương Quang và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Nhận thức về sự cần thiết giáo dục KNS cho học sinh Mức đánh giá CBQL, GV Học sinh CMHS Mức đánh giá CBQL, GV Học sinh CMHS % SL % SL % Rất cần thiết 72,4 387 66,8 391 67,5 Cần thiết 24,1 163 28,1 172 29,7 Có cũng được, khơng cũng được 3,5 24 4,2 14 2,4 Không cần thiết 0,0 5 0,9 2 0,4 Tổng cộng 100 579 100 579 100

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy, có 72,4% cán bộ quản lý, giáo viên đều ý thức được rằng giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang là rất cần thiết, có 24,1% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng cần thiết, chỉ có số ít cán bộ, giáo viên (1 người) đánh giá việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học Dương Quang thực hiện cũng được, không thực hiện cũng không sao, không ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường.

Bên cạnh ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên Nhà trường thì hầu hết học sinh và các bậc cha mẹ học sinh tiểu học Dương Quang cũng đều cho rằng việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua trải nghiệm là cần thiết và rất cần thiết, số lượng ý kiến đánh giá ít cần thiết (có thể thực hiện hoặc không) và không cần thiết chiếm tỷ trọng thấp; có 2/579 bậc phụ huynh đánh giá không cần thiết, chiếm 0,4% và 5/579 học sinh cho rằng không cần thiết, chiếm 0,9%.

Như vậy, nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh và học sinh tiểu học Dương Quang đối với sự cần thiết của giáo dục KNS thông qua trải nghiệm thấp hơn nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Nhà trường. Nhìn chung, một bộ phận cha mẹ học sinh và học sinh chưa hiểu được hoạt động trải nghiệm và vai trò giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Còn giáo viên và CBQL giáo dục trường tiểu học Dương Quang phần nào đã nắm được vấn đề giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm. Qua phỏng vấn trực tiếp CBQL và giáo

viên Nhà trường tác giả nhận thấy, họ hiểu được hoạt động trải nghiệm và vai trò giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua trải nghiệm là từ các lớp tập huấn ngắn hạn và thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục tới cha mẹ học sinh và học sinh tiểu học Dương Quang về hoạt động trải nghiệm và vai trò giáo dục kỹ năng sống thơng qua trải nghiệm trong chương trình phổ thơng mới đang phổ biến hiện nay, từ đó nâng cao nhận thức của các nhóm đối tượng này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục.

Tiếp tục tìm hiểu nhận thức của CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh trường tiểu học Dương Quang về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường thông qua trải nghiệm, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục KNS

Mức đánh giá CBQL, GV Học sinh CMHS % SL % SL % Rất quan trọng 65,5 347 59,9 363 62,7 Quan trọng 27,6 158 27,3 164 28,3 Ít quan trọng 6,9 61 10,5 45 7,8 Không quan trọng 0,0 13 2,3 7 1,2 Tổng cộng 100 579 100 579 100

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Nhìn chung, tất cả CBQL, giáo viên trường tiểu học Dương Quang đều cho rằng giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua trải nghiệm là quan trọng song mức độ đánh giá về tầm quan trọng là khác nhau, có 65,5% CBQL, GV cho rằng hoạt động này rất quan trọng, 24,3% CBQL, GV đánh giá quan trọng và chỉ có 3 người, tương ứng 10,3% CBQL, GV cho rằng giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua trải nghiệm ít quan trọng, mức độ quan trọng không cao, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoạt động giáo dục, đào tạo của Nhà trường.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải

nghiệm của các bậc cha mẹ học sinh và học sinh nhà trường thấp hơn so với CBQL và GV trong trường. Vẫn có một số học sinh và cha mẹ học sinh cho rằng việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học không quan trọng, với 1,2% cha mẹ học sinh và 2,3% học sinh đánh giá khơng quan trọng. Ngồi ra, tỷ lệ học sinh và cha mẹ học sinh đánh giá việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học ít quan trọng cũng khá cao, lần lượt là 10,5% và 7,8%.

Như vậy, còn tồn tại một bộ phận học sinh và cha mẹ học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang. Thực trạng này một phần do các bậc cha mẹ học sinh quá bận rộn với cơng việc nên gần như khơng có thời gian tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và khả năng của HS, phó mặc cơng tác giáo dục cho nhà trường. Một phần do cha mẹ học sinh chưa hiểu bản chất, vai trò và ý nghĩa của hoạt động giáo dục KNS cho con em mình nên khơng tạo ra nhận thức đúng đắn với nhóm đối tượng là học sinh Nhà trường.

2.3.2. Mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

Đánh giá về việc thực hiện các mục đích giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm, tác giả tiến hành khảo sát CBQL, GV nhà trường với câu hỏi “Thầy/Cô đánh giá như thế nào về mức độ thực hiện các

mục đích giáo dục KNS thơng qua trải nghiệm cho học sinh Nhà trường?” kết quả

thu được như sau:

Bảng 2.6: Mức độ thực hiện các mục đích giáo dục KNS cho học sinh

Nội dung khảo sát Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

Giúp HS phát triển tồn diện (đức,

trí, thể, mỹ) 6 20,7 12 41,4 7 24,1 4 13,8

Thay đổi những hành vi, thói quen

tiêu cực của học sinh 7 24,1 12 41,4 8 27,6 2 6,9

Giúp học sinh thực hiện tốt quyền

Nội dung khảo sát Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

Hình thành cho học sinh những hành vi mới đáp ứng yêu cầu của xã hội

5 17,2 14 48,4 7 24,1 3 10,3

Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong xã hội

5 17,2 13 44,8 7 24,2 4 13,8

Trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, hành vi thích ứng với cuộc sống

6 20,7 12 41,4 8 27,6 3 10,3

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy, việc thực hiện mục đích “Thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực của học sinh” trong giáo dục KNS cho học sinh tiểu học Dương Quang nhận được nhiều ý kiến đánh giá tốt nhất, có 24,2% CBQL, GV đánh giá tốt; 41,4% CBQL, GV đánh giá khá; 27,6% CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình và có 6,9% CBQL, GV đánh giá yếu. Đối với việc thực hiện các mục đích “Giúp HS phát triển tồn diện (đức, trí, thể, mỹ)”; “Giúp học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của bản thân”; “Trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, hành vi thích ứng với cuộc sống” của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, đều nhận được ý kiến đánh giá tốt của 20,7% CBQL, GV nhà trường; song việc thực hiện mục đích giúp học sinh phát triển toàn diện nhận được nhiều ý kiến đánh giá yếu nhất với 13,8% CBQL, GV lựa chọn.

Khi đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu “Hình thành cho học sinh những hành vi mới đáp ứng yêu cầu của xã hội”; “Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong xã hội” của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả nhận được ý kiến đánh giá tốt của 17,2% CBQL, GV nhà trường; tỷ lệ CBQL, GV đánh giá ở mức yếu chiếm tỷ lệ tương đối cao, lần lượt là 10,3% và 13,8%.

Như vậy, có thể thấy việc thực hiện các mục đích giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa thật sự tốt, nhiều ý kiến đánh giá trung bình và

yếu. Hạn chế này là do trình độ năng lực, khả năng sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm của giáo viên, CBQL trường tiểu học Dương Quang chưa đồng đều, nhận thức về KNS của HS còn chưa cao, nên CBQL, giáo viên chưa chủ động hoàn tồn trong cơng tác, làm chưa sâu và chưa đạt đến mục đích cao nhất trong giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường là chuyển đổi ý thức học sinh thành hành vi và thói quen lành mạnh, tích cực trong các tình huống và sinh hoạt hàng ngày.

2.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

Giáo dục KNS cho HSTH là giúp các em làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục KNS thông qua trải nghiệm là nội dung rất cần thiết nhằm góp phần giáo dục con người phát triển tồn diện. Thực hiện khảo sát về các nội dung giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả đưa ra câu hỏi: “Thầy/Cô đánh

giá như thế nào về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh Nhà trường?” và thu được những ý kiến đánh giá như sau:

Bảng 2.7: Nội dung giáo dục KNS hƣớng tới bản thân cho học sinh

Nội dung khảo sát

Tốt Khá TB Yếu HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với bối cảnh 11,2 6,9 17,6 13,8 47,7 58,6 23,5 20,7

Ứng xử, giao tiếp bằng ngôn ngữ đúng mực, lễ phép phù hợp trong từng hoàn cảnh

13,5 3,5 16,6 17,2 53,9 62,1 16,0 17,2

Kỹ năng sắp xếp thời gian 14,8 10,3 20,4 13,8 43,9 51,7 20,9 24,1

Kỹ năng tự nhận biết bản thân 13,6 10,3 24,7 10,3 51,4 55,1 10,2 24,1

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 10,5 6,9 22,3 13,8 52 58,6 15,2 20,7

Kỹ năng bảo vệ, chăm sóc

bản thân chống xâm hại 9,8 13,8 28,5 20,7 43,1 48,3 18,6 17,2

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

sẽ, gọn gàng, phù hợp với bối cảnh” chưa tốt, nhiều ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu, có 20,7% HS; 23,5% CBQL, GV đánh giá yếu và 47,7% HS; 58,6% CBQL, GV đánh giá trung bình. Hiện tại, trường tiểu học Dương Quang đã có những quy định về cách ăn mặc cho học sinh Nhà trường và được giáo viên chủ nhiệm các lớp phổ biến rộng rãi đến toàn thể học sinh, nhưng đối với học sinh TH nói chung và học sinh trường tiểu học Dương Quang nói riêng thì việc ăn mặc đến trường hầu như do cha mẹ học sinh hướng dẫn làm từ nhà nên các em chưa quan tâm đúng mức.

Về giáo dục KNS “Ứng xử, giao tiếp bằng ngôn ngữ đúng mực, lễ phép phù hợp trong từng hoàn cảnh” nhận được nhiều ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện khơng tốt, theo đó hầu hết học sinh, CBQL, GV nhà trường cho rằng kết quả thực hiện chỉ ở mức trung bình. Có 17,2% CBQL, GV; 16,0% HS đánh giá ở mức yếu và 62,1% CBQL, GV; 53,9% HS đánh giá trung bình. Điều này cho thấy, nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa được quan tâm đúng mực, Thời gian tới, Nhà trường cần thường xuyên nhắc nhở và tăng cường hơn nữa sự sát sao, kèm cặp của GV và các lực lượng giáo dục trong Nhà trường để hình thành quy tắc ứng xử, giao tiếp lễ phép cho học sinh toàn trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 47 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)