Mức độ thực hiện các mục đích giáo dục KNS cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 52)

Nội dung khảo sát Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

Giúp HS phát triển tồn diện (đức,

trí, thể, mỹ) 6 20,7 12 41,4 7 24,1 4 13,8

Thay đổi những hành vi, thói quen

tiêu cực của học sinh 7 24,1 12 41,4 8 27,6 2 6,9

Giúp học sinh thực hiện tốt quyền

Nội dung khảo sát Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

Hình thành cho học sinh những hành vi mới đáp ứng yêu cầu của xã hội

5 17,2 14 48,4 7 24,1 3 10,3

Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong xã hội

5 17,2 13 44,8 7 24,2 4 13,8

Trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, hành vi thích ứng với cuộc sống

6 20,7 12 41,4 8 27,6 3 10,3

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy, việc thực hiện mục đích “Thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực của học sinh” trong giáo dục KNS cho học sinh tiểu học Dương Quang nhận được nhiều ý kiến đánh giá tốt nhất, có 24,2% CBQL, GV đánh giá tốt; 41,4% CBQL, GV đánh giá khá; 27,6% CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình và có 6,9% CBQL, GV đánh giá yếu. Đối với việc thực hiện các mục đích “Giúp HS phát triển tồn diện (đức, trí, thể, mỹ)”; “Giúp học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của bản thân”; “Trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, hành vi thích ứng với cuộc sống” của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, đều nhận được ý kiến đánh giá tốt của 20,7% CBQL, GV nhà trường; song việc thực hiện mục đích giúp học sinh phát triển tồn diện nhận được nhiều ý kiến đánh giá yếu nhất với 13,8% CBQL, GV lựa chọn.

Khi đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu “Hình thành cho học sinh những hành vi mới đáp ứng yêu cầu của xã hội”; “Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong xã hội” của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả nhận được ý kiến đánh giá tốt của 17,2% CBQL, GV nhà trường; tỷ lệ CBQL, GV đánh giá ở mức yếu chiếm tỷ lệ tương đối cao, lần lượt là 10,3% và 13,8%.

Như vậy, có thể thấy việc thực hiện các mục đích giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa thật sự tốt, nhiều ý kiến đánh giá trung bình và

yếu. Hạn chế này là do trình độ năng lực, khả năng sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm của giáo viên, CBQL trường tiểu học Dương Quang chưa đồng đều, nhận thức về KNS của HS còn chưa cao, nên CBQL, giáo viên chưa chủ động hồn tồn trong cơng tác, làm chưa sâu và chưa đạt đến mục đích cao nhất trong giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường là chuyển đổi ý thức học sinh thành hành vi và thói quen lành mạnh, tích cực trong các tình huống và sinh hoạt hàng ngày.

2.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

Giáo dục KNS cho HSTH là giúp các em làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục KNS thông qua trải nghiệm là nội dung rất cần thiết nhằm góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện. Thực hiện khảo sát về các nội dung giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả đưa ra câu hỏi: “Thầy/Cô đánh

giá như thế nào về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh Nhà trường?” và thu được những ý kiến đánh giá như sau:

Bảng 2.7: Nội dung giáo dục KNS hƣớng tới bản thân cho học sinh

Nội dung khảo sát

Tốt Khá TB Yếu HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với bối cảnh 11,2 6,9 17,6 13,8 47,7 58,6 23,5 20,7

Ứng xử, giao tiếp bằng ngôn ngữ đúng mực, lễ phép phù hợp trong từng hoàn cảnh

13,5 3,5 16,6 17,2 53,9 62,1 16,0 17,2

Kỹ năng sắp xếp thời gian 14,8 10,3 20,4 13,8 43,9 51,7 20,9 24,1

Kỹ năng tự nhận biết bản thân 13,6 10,3 24,7 10,3 51,4 55,1 10,2 24,1

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 10,5 6,9 22,3 13,8 52 58,6 15,2 20,7

Kỹ năng bảo vệ, chăm sóc

bản thân chống xâm hại 9,8 13,8 28,5 20,7 43,1 48,3 18,6 17,2

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

sẽ, gọn gàng, phù hợp với bối cảnh” chưa tốt, nhiều ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu, có 20,7% HS; 23,5% CBQL, GV đánh giá yếu và 47,7% HS; 58,6% CBQL, GV đánh giá trung bình. Hiện tại, trường tiểu học Dương Quang đã có những quy định về cách ăn mặc cho học sinh Nhà trường và được giáo viên chủ nhiệm các lớp phổ biến rộng rãi đến toàn thể học sinh, nhưng đối với học sinh TH nói chung và học sinh trường tiểu học Dương Quang nói riêng thì việc ăn mặc đến trường hầu như do cha mẹ học sinh hướng dẫn làm từ nhà nên các em chưa quan tâm đúng mức.

Về giáo dục KNS “Ứng xử, giao tiếp bằng ngôn ngữ đúng mực, lễ phép phù hợp trong từng hoàn cảnh” nhận được nhiều ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện khơng tốt, theo đó hầu hết học sinh, CBQL, GV nhà trường cho rằng kết quả thực hiện chỉ ở mức trung bình. Có 17,2% CBQL, GV; 16,0% HS đánh giá ở mức yếu và 62,1% CBQL, GV; 53,9% HS đánh giá trung bình. Điều này cho thấy, nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa được quan tâm đúng mực, Thời gian tới, Nhà trường cần thường xuyên nhắc nhở và tăng cường hơn nữa sự sát sao, kèm cặp của GV và các lực lượng giáo dục trong Nhà trường để hình thành quy tắc ứng xử, giao tiếp lễ phép cho học sinh toàn trường.

Đối với việc thực hiện nội dung giáo dục “Kỹ năng sắp xếp thời gian” nhận được ý kiến đánh giá yếu của 24,1% CBQL, GV; 20,9% HS, đồng thời cũng nhận được ý kiến đánh giá trung bình của 51,7% CBQL, GV và 43,9% HS. Những ý kiến còn lại là khá và tốt, song tỷ lệ đối tượng đánh giá tốt khá thấp. Mặc dù, trong học tập và rèn luyện Ban giám hiệu trường tiểu học Dương Quang đã xây dựng nội quy về thời gian truy bài, thời gian vào học, tan học tuy nhiên, hầu hết các em học sinh, đặc biệt là học sinh khối 1, khối 2 thì việc đến trường cịn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian đưa đón của các bậc phụ huynh. Từ đây khiến việc rèn luyện kỹ năng sắp xếp thời gian chưa được thực hiện tốt.

Bên cạnh đó, thì các nội dung giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang như: Kỹ năng tự nhận biết bản thân; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Kỹ năng bảo vệ, chăm sóc bản thân chống xâm hại cũng không nhận được ý kiến đánh

giá tốt, hầu hết các ý kiến đánh giá chỉ ở mức trung bình, tỷ lệ ý kiến đánh giá ở mức yếu còn khá cao. Thực tế cho thấy, khi tham gia hoạt động ở các buổi nội, ngoại khóa học sinh trường tiểu học Dương Quang cịn hạn chế trong giao tiếp, kỹ năng phối hợp trong hoạt động tập thể yếu, thể hiện rõ trong ứng xử, xưng hô, chào hỏi những người xung quanh và với người khác. Học sinh Nhà trường trong giao tiếp còn tỏ ra nhút nhát dè dặt, chưa thể hiện được sự tôn trọng với người khác, chưa biết cách kiềm chế cảm xúc bản thân cũng như tự chăm sóc, bảo vệ bản thân.

Kết quả khảo sát cho tác giả có nhận định ban đầu về tình trạng học sinh tiểu học Dương Quang đang thiếu những kỹ năng sống cơ bản cần thiết phục vụ hoạt động đời sống hàng ngày như: chào hỏi, bày tỏ lòng biết ơn, xin lỗi, nhận lỗi khi sai phạm, ăn nói lễ phép với người lớn, chăm sóc bản thân... Đây là thực trạng cần tăng cường giáo dục hơn nữa tại trường tiểu học Dương Quang.

Bảng 2.8: Nội dung giáo dục KNS hƣớng tới bạn bè, cộng đồng

Nội dung khảo sát

Tốt Khá TB Chƣa tốt HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV Kỹ năng chấp nhận sự khác biệt 12,9 10,3 23,5 10,3 42,5 55,2 21,1 24,1

Kỹ năng làm việc theo nhóm,

đội 14,2 6,9 20,5 10,3 50,4 65,6 14,9 17,2

Kỹ năng lắng nghe một

cách tích cực 14,9 3,5 16,2 6,9 36,8 51,7 32,1 37,9

Kỹ năng thể hiện sự tôn trọng 21,2 20,7 24,7 31,0 34,2 41,4 19,9 6,9

Kỹ năng thuyết phục 11,4 6,9 15,0 17,2 52,0 62,1 21,6 13,8

Kỹ năng thương lượng 9,3 3,5 16,1 10,3 40,6 58,6 34,0 27,6

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 13,6 6,9 16,1 6,9 44,6 55,2 25,7 31,0

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát nhóm kỹ năng sống hướng tới bạn bè, cộng đồng bao

quán…); kỹ năng làm việc theo nhóm, đội; kỹ năng lắng nghe một cách tích cực; kỹ năng thể hiện sự tôn trọng với thầy cô, cha mẹ, người lớn, bạn bè; kỹ năng thuyết phục, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn... cho thấy: hầu hết các nội dung giáo dục chỉ được thực hiện ở mức yếu và trung bình. Việc giáo dục “Kỹ năng thể hiện sự tôn trọng” nhận được nhiều ý kiến đánh giá tốt nhất với 20,7% CBQL, GV và 21,2% học sinh. Điều này cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học Dương Quang đã quan tâm hơn đến nội dung giáo dục về sự tôn trọng, lễ phép cho cá nhân học sinh trong giao tiếp với người bề trên, bạn bè đồng trang lứa cũng như tự tôn trọng bản thân, theo họ học sinh dù nhỏ tuổi nhưng phải tăng cường giáo dục ý thức tơn trọng bản thân, có tơn trọng cá nhân thì mới có tiền đề để tơn trọng người khác.

Đối với các nội dung giáo dục KNS về: Kỹ năng chấp nhận sự khác biệt, Kỹ năng làm việc theo nhóm, đội; Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng thương lượng... chưa được quan tâm giáo dục đúng mức. Chính vì vậy kết quả mức độ thực hiện giáo dục các kỹ năng này cho học sinh trường tiểu học Dương Quang còn thấp. Cịn nhiều học sinh chưa có kỹ năng bộc lộ quan điểm bản thân, trình bày và bảo vệ ý kiến cá nhân, chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác, còn biểu hiện thái độ thờ ơ, bàng quang với những nỗi đau, buồn của người khác, tinh thần trách nhiệm, ý thức hợp tác trong làm việc nhóm khơng cao… Khi tham gia các hoạt động tập thể, như thi thể dục, thể thao, thi nhóm học tập… thì các em đã biểu lộ hành vi xấu, cãi nhau, đánh nhau, đổ lỗi cho nhau, khi đối mặt với những thất bại hay có biểu hiện tiêu cực và đặc biệt chưa có kỹ năng hợp tác trong làm việc nhóm.

Qua các ý kiến phỏng vấn sâu của các khách thể nghiên cứu từ CBQL đến GV đều có nhận xét là do phương pháp dạy học trên lớp, GV chưa chú trọng đến dạy học theo nhóm nên việc hình thành các kỹ năng hợp tác, kỹ năng thương lượng, kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa được thực hiện tốt. Học sinh Nhà trường bước đầu chưa bộc lộ được thể mạnh, kỹ năng trong làm việc, học tập cùng nhau.

Bảng 2.9: Nội dung giáo dục KNS hƣớng tới công việc, nhiệm vụ

Nội dung khảo sát

Tốt Khá TB Chƣa tốt HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV Kỹ năng tự giác học tập 13,6 17,2 24,5 24,2 39,9 31,0 21,9 27,6 Kỹ năng thể hiện trách nhiệm trong học tập 14,9 6,9 23,5 13,8 50,4 65,5 11,2 13,8 Kỹ năng thể hiện sự trung thực trong học tập 23,1 20,7 25,6 31,0 43,7 37,9 7,6 10,4 Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ được giao một cách có trách nhiệm

9,2 6,9 11,7 17,2 47,7 51,7 31,4 24,2

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Nội dung giáo dục nhóm KNS hướng tới công việc học tập, lao động cho học sinh tiểu học bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng tự giác học tập, thể hiện trách nhiệm trong học tập, lao động; Kỹ năng thể hiện sự trung thực trong học tập, lao động (khơng nói dối, khơng quay cóp…); Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm. Kết quả khảo sát cho thấy, trường tiểu học Dương Quang đang thực hiện tốt nhất việc giáo dục “Kỹ năng thể hiện sự trung thực trong học tập”, nội dung này nhận được nhiều ý kiến đánh giá tốt và khá của CBQL, GV và học sinh nhà trường. Theo đó, có 23,1% HS, 20,7% CBQL, GV đánh giá tốt và 25,6% HS; 31,0% CBQL, GV đánh giá khá, số cịn lại chỉ đánh giá ở mức trung bình và yếu. Hiện tại, trong các giờ sinh hoạt, các hoạt động ngoại khóa, học sinh tiểu học Dương Quang luôn được các thầy cô giáo dạy bảo, rèn luyện thái độ trung thực, tình cách thật thà, các hình thức quay cóp trong kiểm tra, thi cử ln được xử phạt nghiêm để làm gương cho học sinh toàn trường. Từ đây giúp học sinh có những nhận thức đúng đắn trong học tập, cuộc sống và dần hình thành các kỹ năng tốt, giúp phát triển toàn diện.

Ngoài nội dung khảo sát nhận được nhiều ý kiến đánh giá tốt như trên, thì các nội dung cịn lại có số lượng ý kiến đánh giá tốt chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều. Điều này thể hiện, việc thực hiện giáo dục KNS hướng đến học tập, công việc cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa được thực hiện tốt. Kết quả thực hiện giáo dục “Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ được giao một cách có trách nhiệm” chỉ nhận được ý kiến đánh giá tốt của 9,2% HS và 6,9% CBQL, GV. Hầu hết, đối tượng khảo sát đều đánh giá ở mức trung bình và yếu. Đồng thời, các nội dung giáo dục về kỹ năng tự giác học tập, kỹ năng thể hiện trách nhiệm trong việc học cũng được đánh giá có mức độ thực hiện khơng cao cho thấy những yếu kém, hạn chế trong thực hiện giáo dục KNS cho học sinh tiểu học Dương Quang, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển, rèn luyện nhân cách của học sinh Nhà trường.

Nhìn chung qua các ý kiến khảo sát các khách thể điều tra cho thấy việc thực hiện giáo dục KNS hướng tới học tập, công việc cho học sinh trường tiểu học Dương Quang còn hạn chế. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học là tự ý thức và ý thức hướng tới bản thân cịn hạn chế, vì vậy HS trường tiểu học Dương Quang cần phải được GD và quan tâm hơn nữa tạo tiền đề giúp các em phát triển toàn diện.

Bảng 2.10: Nội dung giáo dục KNS hƣớng tới xã hội cho học sinh

Nội dung khảo sát

Tốt Khá TB Chƣa tốt HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV

Kỹ năng tham gia giao thông

đúng luật 14,9 10,3 19,5 13,8 41,6 48,3 24,0 27,6

Kỹ năng phòng tránh tai nạn 12,4 6,9 15,0 10,3 47,7 58,6 24,9 24,2

Kỹ năng không làm phiền người

khác 10,2 10,3 16,1 27,6 45,1 41,4 28,6 20,7

Kỹ năng ra quyết định 10,9 3,5 11,2 6,9 49,9 51,7 28,0 37,9

Kỹ năng nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng và đất nước

8,5 3,5 15,7 6,9 44,6 55,2 31,2 34,4

Kết quả khảo sát nhóm kỹ năng sống hướng tới xã hội ở Bảng 2.10 cho thấy học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa được quan tâm, giáo dục về các kỹ năng tham gia giao thơng, kỹ năng phịng tránh tai nạn, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng thực hiện các hoạt động cộng đồng. Hầu hết các nội dung khảo sát đều chỉ nhận được ý kiến đánh giá của phần lớn khách thể điều tra ở mức trung bình và mức yếu. Khi được hỏi, hiệu trưởng trường tiểu học Dương Quang đã cho biết, hàng năm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)