Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 44)

tổ chức này động viên tham gia cùng và tạo động lực cho giáo viên tham gia giáo dục KNS cho học sinh thông qua trải nghiệm trong nhà trường. Do đó, Hiệu trưởng trường tiểu học cũng cần quan tâm quản lý đối với lực lượng này.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm thông qua trải nghiệm

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thơng qua trải nghiệm: Có thể nhận thấy việc quản lý giáo dục KNS cho học sinh thơng qua trải nghiệm địi hỏi Hiệu trưởng phải có năng lực, kinh nghiệm tổ chức trong điều hành. Hiệu trưởng có năng lực, có kinh nghiệm sẽ biết cách phát huy thế mạnh của nhà trường, thế mạnh của giáo viên, các bộ phận cùng tham gia vào quản lý giáo dục KNS. Sự thiếu hụt năng lực, kinh nghiệm quản lý sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực, như việc xác định mục tiêu, các nội dung, phương pháp giáo dục khơng chính xác hoặc q trình chỉ đạo thực hiện khơng đáp ứng được yêu cầu thực tế, sự đòi hỏi của học sinh và của xã hội. Từ đây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý giáo dục KNS cho học sinh.

- Năng lực của GVCN và GV dạy hoạt động trải nghiệm: Giáo viên và giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học là những người trực tiếp giáo dục trẻ và gần gũi với trẻ. Nếu những giáo viên này khơng có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và khơng có năng lực giáo dục học sinh thì kết quả giáo dục KNS sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Giáo viên chủ nhiệm thường là những người dạy hầu hết các mơn văn hóa cơ bản trong nhà trường, họ nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và hiểu được mỗi học sinh có những năng lực gì, vì vậy cần phải lưu ý để phát triển năng lực cần có cho giáo viên chủ nhiệm và GV dạy hoạt động trải nghiệm để giáo dục KNS cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả.

- Tính tích cực của học sinh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua trải nghiệm, bởi học

sinh chính là đối tượng của hoạt động này. Đây là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục KNS. Không ai học thay, làm thay và nhận thức được thay cho học sinh mà chính các em phải quyết định q trình tiếp thu, học tập và rèn luyện bản thân.

- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh: Điều kiện cơ sở vật chất tuy không đóng vai trị ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý giáo dục KNS thông qua HĐTN cho học sinh, song điều kiện cơ sở vật chất góp phần khơng nhỏ đến việc chuyển hóa nhận thức và khả năng thực hành của các em vào thực tế, như việc tuyên truyền qua các phương tiện thông tin, phim ảnh, tham quan dã ngoại, tổ chức các buổi tọa đàm, có hình thức khen thưởng, động viên là những kênh quan trọng trong số các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục và yêu cầu của xã hội đặt ra cho việc nâng cao biện pháp quản lý giáo dục KNS thông qua HĐTN cho học sinh tiểu học.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Điều kiện kinh tế- xã hội của gia đình và địa phương: Điều kiện kinh tế của

các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học thông qua DHHTN, cụ thể:

+ Điều kiện kinh tế của gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho HS, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục KNS cho học sinh cần có kinh phí và sự tham gia đóng góp của cha mẹ học sinh, có như vậy thì tổ chức giáo dục KNS cho học sinh thông qua trải nghiệm mới đạt kết quả.

+ Điều kiện kinh tế địa phương là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách của địa phương dành cho những người tham gia công tác giáo dục kỹ năng sống. Trong quá trình tổ chức các hoạt động phối hợp giữa các LLGD như đã nêu, một thực tế là, nhiều LLXH rất nhiệt tình ủng hộ chủ trương tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, nhưng vì điều kiện kinh tế khơng có nên các lực lượng đó khơng phát huy được tác dụng. Trong điều kiện kinh tế địa phương còn bao gồm cả

trình độ dân trí của dân. Nếu như sự hiểu biết của dân cư càng cao thì việc ủng hộ và đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục KNS thơng qua hoạt động trải nghiệm nói riêng càng thuận lợi.

* Các văn bản quy định hướng dẫn của ngành về tổ chức hoạt động trải nghiệm và giáo dục KNS cho HS: Các văn bản quy định và hướng dẫn các cấp như: Văn bản của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và sự chỉ đạo của Phòng giáo dục đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Bên cạnh những văn bản mang tính pháp lý, thì cũng cần có sự chỉ đạo sát sao của Sở, Phịng giáo dục đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống từ việc triển khai kế hoạch tới các nhà trường đến việc giám sát, kiểm tra phải cụ thể, rõ ràng đồng thời có tiêu chí đánh giá việc quản lý, thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống mới có thể thúc đẩy các nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho HS tiểu học nhằm mục tiêu: hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ từ đó các em có khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, chung sống thân thiện, biết phòng tránh bạo lực, biết tự bảo vệ bản thân,… có khả năng thích ứng với yêu cầu của cuộc sống hiện đại.

Nội dung và quy trình quản lý giáo dục KNS thơng qua trải nghiệm ở trường tiểu học bao gồm: Xây dựng kế hoạch; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động, phối hợp các lực lượng khác trong giáo dục KNS. Q trình quản lý giáo dục KNS thơng qua HĐTN cho học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan như năng lực, kinh nghiệm quản lý của các lực lượng tham gia quản lý giáo dục; Năng lực giáo dục của GVCN và GV dạy hoạt động trải nghiệm; Tính tích cực chủ động của bản thân học sinh khi tham gia vào các hoạt động giáo dục; Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng sống. Bên cạnh đó cịn có các yếu tố khách quan như: Các văn bản quy định hướng dẫn của ngành về tổ chức hoạt động trải nghiệm và giáo dục KNS cho HS; Điều kiện kinh tế- xã hội của gia đình và địa phương.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)