Nhận thức về sự cần thiết giáo dục KNS cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 50 - 51)

Mức đánh giá CBQL, GV Học sinh CMHS % SL % SL % Rất cần thiết 72,4 387 66,8 391 67,5 Cần thiết 24,1 163 28,1 172 29,7 Có cũng được, khơng cũng được 3,5 24 4,2 14 2,4 Không cần thiết 0,0 5 0,9 2 0,4 Tổng cộng 100 579 100 579 100

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy, có 72,4% cán bộ quản lý, giáo viên đều ý thức được rằng giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang là rất cần thiết, có 24,1% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng cần thiết, chỉ có số ít cán bộ, giáo viên (1 người) đánh giá việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học Dương Quang thực hiện cũng được, không thực hiện cũng không sao, không ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường.

Bên cạnh ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên Nhà trường thì hầu hết học sinh và các bậc cha mẹ học sinh tiểu học Dương Quang cũng đều cho rằng việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua trải nghiệm là cần thiết và rất cần thiết, số lượng ý kiến đánh giá ít cần thiết (có thể thực hiện hoặc không) và không cần thiết chiếm tỷ trọng thấp; có 2/579 bậc phụ huynh đánh giá không cần thiết, chiếm 0,4% và 5/579 học sinh cho rằng không cần thiết, chiếm 0,9%.

Như vậy, nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh và học sinh tiểu học Dương Quang đối với sự cần thiết của giáo dục KNS thông qua trải nghiệm thấp hơn nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Nhà trường. Nhìn chung, một bộ phận cha mẹ học sinh và học sinh chưa hiểu được hoạt động trải nghiệm và vai trò giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Còn giáo viên và CBQL giáo dục trường tiểu học Dương Quang phần nào đã nắm được vấn đề giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm. Qua phỏng vấn trực tiếp CBQL và giáo

viên Nhà trường tác giả nhận thấy, họ hiểu được hoạt động trải nghiệm và vai trò giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua trải nghiệm là từ các lớp tập huấn ngắn hạn và thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục tới cha mẹ học sinh và học sinh tiểu học Dương Quang về hoạt động trải nghiệm và vai trò giáo dục kỹ năng sống thơng qua trải nghiệm trong chương trình phổ thơng mới đang phổ biến hiện nay, từ đó nâng cao nhận thức của các nhóm đối tượng này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục.

Tiếp tục tìm hiểu nhận thức của CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh trường tiểu học Dương Quang về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường thông qua trải nghiệm, tác giả thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)