Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 115)

Trong những biện pháp đã đề xuất ở trên, biện pháp 5” Đổi mới hoạt động

kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang” và biện pháp 6 “Tổ chức phối hợp hiệu quả

giữa các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm” là hai biện pháp mang tính “lý thuyết” cần phải được

triển khai thành những hành động cụ thể. Vì vậy các biện pháp 5, 6 trở nên rất quan trọng vì chúng mang tác dụng bổ trợ cao, nếu không thực hiện các biện pháp này thì việc quản lý GDKNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang sẽ rất hạn chế, thậm chí khơng mang lại kết quả gì.

Bên cạnh đó, các biện pháp quản lý GDKNS thơng qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang nêu trên cịn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, do vậy việc thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ có tác động tích cực đến công tác GDKNS và quản lý GDKNS thông qua trải nghiệm của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Để khắc phục những bất cập và hạn chế trong giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc phục các bất cập và hạn chế đó. Các biện pháp tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho đội ngũ CBQL, GV trường tiểu học Dương Quang; Tổ chức xây dựng nội dung KNS cần giáo dục cho học sinh trường tiểu học Dương Quang theo phương thức trải nghiệm; Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang theo phương thức trải nghiệm; Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang; Tổ chức phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm; Đảm bảo các điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm.

Các biện pháp đề xuất được tác giả tổ chức khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khá thi. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất là cấp thiết và khả thi và có tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Quản lý hoạt động GDKNS thông qua trải nghiệm là một nội dung quan trọng trong quá trình dạy học, giáo dục của cấp tiểu học, góp phần phát triển tồn diện nhân cách cho các em học sinh, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra, hoạt động giáo dục kỹ năng sống gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em trải nghiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác. Hoạt động giáo dục KNS là một bộ phận của q trình giáo dục tồn diện trong nhà trường, là một con đường quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo dục KNS cho HS là quá trình hình thành, rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi của các em theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển của Nhà trường.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học là tác động của hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động giáo dục KNS một cách có hiệu quả hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho HS. Hiện tại, nhận thức của đội ngũ CBQL và GV trường tiểu học Dương Quang về sự cần thiết, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS về cơ bản là đúng đắn. Đa số có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang.

Việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa tốt. Nhà trường chưa có sự đầu tư thỏa đáng về các điều kiện CSVC và phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục KNS. BGH Nhà trường còn lúng túng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Năng lực triển khai giáo dục KNS của giáo viên còn nhiều hạn chế, các điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS còn thiếu thốn.

Từ những nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động GDKNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả luận văn đề xuất biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh Nhà trường gồm 7 biện pháp:

(i) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho đội ngũ CBQL, GV trường tiểu học Dương Quang

(ii) Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

(iii) Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang theo phương thức trải nghiệm

(iv) Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang theo phương thức trải nghiệm

(v) Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

(vi) Tổ chức phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm

(vii) Đảm bảo các điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thơng qua trải nghiệm

Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, các biện pháp đều được đánh giá có sự cần thiết và tính khả thi cao. Vì vậy, có thể áp dụng vào quản lý tại trường tiểu học Dương Quang cũng như các trường tiểu học khác có các đều kiện tương đương.

2. KHUYẾN NGHỊ 2.1. Đối với giáo viên

- Không ngừng nâng cao, hoàn thiện về trình độ, chun mơn để thực hiện tốt chương trình đổi mới trong giáo dục cũng như các chương trình, nội dung giáo dục KNS cho học sinh.

- Cần chuẩn bị môi trường giáo dục, cung cấp các phương tiện, học liệu, đặc biệt quan tâm chú ý tới các nguyên vật liệu mở.

- Giáo viên cần tổ chức hoạt động phát triển kỹ năng sống cho học sinh nhà trường nhiều hơn.

2.2. Đối với nhà trƣờng

trường, gia đình và xã hội nhằm tăng hiệu quả của việc giáo dục KNS cho học sinh trong trường.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động GDKNS trong việc hình thành và phát triển tồn diện nhân cách HS.

- Chỉ đạo các CBQL, GV nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục KNS, lựa chọn nội dung phù hợp với tâm lý của từng khối lớp.

- Xây dựng nội quy, quy chế cho lực lượng tổ chức và lực lượng tham gia hoạt động giáo dục KNS; Tạo điều kiện dành kinh phí mua sắm trang thiết bị cần thiết, sách báo tài liệu.

- Có chế độ hợp lý cho người phụ trách chính cơng tác giáo dục KNS cho học sinh. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp, quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng.

- Phải tạo được sự hiểu biết trong nhận thức của giáo viên và các thành viên liên quan về giáo dục KNS. Phải làm mọi thành viên liên quan xác định rõ KNS không phải vấn đề cao siêu, phức tạp. Cần giáo dục các em từ những việc hết sức đơn giản, gần gũi với các em,… cần thực hiện kiên trì, quyết tâm từng bước trong suốt quá trình giảng dạy.

2.3. Đối với phụ huynh

- Phụ huynh cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, để tìm hiểu nhu cầu, hứng thú và có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.

- Thường xuyên cung cấp, mở rộng vốn hiểu biết cho các em học sinh về cuộc sống xã hội xung quanh, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng những kinh nghiệm của mình mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

2.4. Đối với Phòng giáo dục

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, GV trường tiểu học về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS trong việc hình thành nhân cách học sinh.

- Tổ chức hội thảo bàn về các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Nghe báo cáo kinh nghiệm của các đơn vị làm tốt.

- Yêu cầu các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Mỹ Hào nộp kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống về Phòng Giáo dục và đăng ký tổ chức hoạt động mẫu.

- Chú ý nhiều hơn đến những sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học. Có chế độ khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống

2.5. Đối với Sở giáo dục tỉnh Hƣng Yên

- Hàng năm chỉ đạo và cấp kinh phí bồi dưỡng để tập huấn cho GVCN trong các trường TH nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị và phương pháp cách thức tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh TH.

- Cải tiến cách đánh giá nhà trường, đánh giá HS để Nhà trường có trách nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra và xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm của các Nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2018), Quản lí cơng tác giáo dục kĩ năng sống

thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường tiểu học Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại

học Giáo dục.

2. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống,

Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2015), Quyết định số 1501/QĐ- TT ngày 28/8/2015

của Thủ tướng Chính phủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh, Hà Nội.

4. Chính phủ (2020), Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020, Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Lí luận quản lí và quản lí

nhà trường, Giáo trình Cao học quản lý giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Đại học

sư phạm Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dáp (2017), sáng kiến cấp ngành “Giáo dục kĩ năng sống qua

hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học huyện Điện Biên Đông”

8. Nguyễn Thị Kim Dung (2013), Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo cho HS THPT, Viện NCSP - Trường ĐHSPHN.

9. Bùi Ngọc Diệp (2014), Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường trung học

theo định hướng phát triển năng lực HS, Bộ GD – ĐT Tài liệu tập huấn 2014.

10. Tô Thị Diệu Hiền (2020), “Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh ở các trường tiểu học Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí

Giáo dục, (Đặc biệt), kỳ I tháng 5/2020.

11. Trần Thị Thu Hiền (2017), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh trường THPT Quế Lâm – Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo

12. Trần Lưu Hoa (2018), Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dục Học viện Quản lý

giáo dục, Hà Nội.

13. Lê Thị Hương, Nguyễn Xuân Hiếu và Phạm Thế Kiên (2019), “Thực trạng giáo

dục kỹ năng sống cho cho học sinh tiểu học tại tại tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (463), Kì 1 - 10, tr 4-9.

14. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, Đại học

Quốc Gia Hà Nội.

15. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

16. Quang Lân (2015), Những KNS dành cho học sinh tiểu học, Nxb Dân trí.

17. Đồn Thị Mỹ Linh (2020), “Vận dụng mơ hình học tập trải nghiệm và phong

cách học tập của David A. Kolb trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, (475), Kì 1 – 4, tr. 17-21.

18. Khánh Linh (2014), Giáo dục một số KNS cơ bản cho học sinh tiểu học, Nxb

Dân trí, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Liên (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà

trường phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Bùi Thị Thúy Hằng, Đinh Thị Kim Thoa (2012), Giáo

dục giá trị sống và KNS cho học sinh tiểu học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

21. Võ Trung Minh (2016), “Kết quả áp dụng hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, (342), kỳ 2, tháng 09.

22. Trịnh Văn Minh (CB), Đặng Bá Lãm (2020), Phương pháp nghiên cứu khoa

học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Lục Thị Nga (2010), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

24. Hoàng Thúy Nga (2016), Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học

sinh tiểu học thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ Viện Khoa học giáo dục

25. Minh Phương (2014), Kỹ năng tạo thói quen tốt cho học sinh tiểu học, Nxb Dân trí, Hà Nội.

26. Nguyễn Dục Quang (2010), Hướng dẫn thực hiện Giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Nguyễn Ngọc Quang (2009), Những khái niệm cơ bản lý luận về quản lý

giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

28. Phạm Quang Sơn (2018), “Đổi mới phương pháp, hình thức trong hoạt động

giáo dục KNS cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, (247), tr. 4- 6.

29. Huỳnh Văn Sơn (2011), Giáo trình Tâm lý học giao tiếp, Nxb Đại học sư phạm,

Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Huỳnh Văn Sơn (2017), Giáo trình đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học,

Nxb Đại học sư phạm, thành phố Hồ Chí Minh.

31. Nguyễn Thị Thúy (2016), “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại thành phố Trà Vinh”, Tạp

chí kinh tế - văn hóa – giáo dục, (22), tháng 07/2016.

32. Đinh Thị Kim Thoa (2015), Kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

trong trường tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Tính (2013), Bài giảng những vấn đề cơ bản của quản lý giáo

dục, Học viện Quản lý giáo dục.

34. Mạc Văn Trang (2003), “Một số khuynh hướng sai lệch trong giáo dục gia

đình ngày nay”, Kỷ yếu hội thảo, Hội khoa học Tâm lý Giáo dục TPHCM.

35. Tổ chức Nhi đồng Liên hiệp quốc - UNICEF (2005), Tài liệu giáo dục kĩ

năng sống.

36. Bùi Văn Trực (2017), Tiết sinh hoạt chủ nhiệm với KNS, Nxb Hồng Đức,

Thanh Hoá.

37. Phan Quốc Việt (2015), Thực hành KNS lớp 1,2,3,4,5, Nxb Giáo dục Việt Nam,

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN PHIẾU SỐ 01

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)