Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 29 - 32)

1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở trƣờng tiểu học thông qua

1.3.5. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học

qua trải nghiệm

a) Phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua trải nghiệm

- Phương pháp giải quyết vấn đề: Phương pháp giải quyết vấn đề là cách

thức quan trọng để phát huy tình tích cực của HS. Giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi HS phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong q trình hoạt động. Thơng qua việc giải quyết những tình huống thực tế như vậy thì những năng lực thực tiễn của HS được hình thành.

- Phương pháp đóng vai: Phương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt

mục tiêu thay đổi thái độ của học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vai có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh. Đóng vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của học sinh. Đóng vai thường khơng có kịch bản cho trước, mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động.

- Phương pháp diễn đàn: Diễn đàn là một phương pháp tiến hành hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đơng đảo bạn bè, nhà trường, thầy cơ giáo, cha mẹ và những người khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những phương pháp tổ chức mang lại hiệu quả thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Đồng thời đây cũng là dịp để học sinh lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Diễn đàn giúp học sinh nâng cao

khả năng tự tin và xây dựng các kỹ năng cần thiết như kỹ năng phát biểu trước tập thể, kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng phát hiện vấn đề ...

- Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm là một dạng hoạt động mà

trong đó các thành viên đều giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Thảo luận giúp học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn. Thảo luận trong hoạt động trải nghiệm là dựa vào trao đổi ý kiến giữa các học sinh với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinh trong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Thảo luận nhòm giúp học sinh bộc lộ những khả năng của bản thân, hình thành kỹ năng tư duy, hợp tác trao đổi, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Thảo luận nhóm tạo khơng khí sơi nổi, thoải mái do đó học sinh ln có được cảm giác tự do, khơng bị áp đặt, qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của mình trong quá trình khám phá và chiếm lĩnh tri thức.

- Phương pháp kể chuyện: Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói, cử chỉ,

điệu bộ để mô tả diễn biến sự việc theo một câu chuyện nhằm giúp học sinh nắm được nội dung, từ đó rút ra bài học cần thiết. Với phương pháp kể chuyện, giáo viên và học sinh hầu như thoát li hẳn sách vở, giao hịa tình cảm một cách hồn nhiên thông qua những nội dung câu chuyện được kể, thông qua lời kể của giáo viên và học sinh. Qua câu chuyện, học sinh rút ra được ý nghĩa cho cuộc sống hiện tại. Những câu chuyện hay, hấp dẫn ln có sức tác động mạnh mẽ đến tâm hồn trẻ thơ khiến các em không thể nào quên. Những câu chuyện sẽ thu hút các em nhập vai vào tình huống của truyện kể. Qua đó định hướng một cách tự nhiên, thoải mái cho những suy nghĩ, hành động đúng đắn của học sinh.

b) Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua trải nghiệm

- Hình thức câu lạc bộ: Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của

những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo mơi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết

của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kỹ năng của học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến...

- Hình thức trị chơi: Trị chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là

món ăn tinh thần nhiều bổ ích và khơng thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh tiểu học nói riêng. Trị chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Trị chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTN như làm quen, khởi động, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng,… Trị chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của các lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu khơng khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn.

- Hình thức tham quan, dã ngoại: Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ

chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, cơng trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức cho học sinh tiểu học là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các cơng trình cơng cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo.

- Hình thức hoạt động tình nguyện: Là hình thức hoạt động mang tính tập thể

cao. Được tổ chức ngồi khn viên của nhà trường có thể gồm: làng xóm, thị trấn như chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử, các cơng trình cơng cộng, di sản văn hóa. Với sự tiến hành thường xuyên của các nhà trường sẽ giúp ích rất lớn vào việc hình thành đức tính yêu lao động ở HS, giúp các em hiểu và có trách nhiệm với bản thân,

cuộc sống… Hình thức giáo dục này giúp các em cũng được tiếp xúc với môi trường bên ngồi, luyện tập ý trí và tinh thần vì lợi ích cho mọi người và xã hội, rèn luyện tính tự giác, tự kiềm chế, tính chịu đựng, biết hy sinh lợi ích các nhân để xây dựng cộng đồng và thế giới tốt đẹp hơn. Qua hoạt động tình nguyện sẽ giúp giáo dục cho các em kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng cảm thơng, kỹ năng ứng phó với căng thẳng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)