Khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 112 - 115)

* Khảo nghiệm

a) Mục đích khảo nghiệm: Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

b) Đối tượng khảo nghiệm: Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp nêu trên, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL, GV trường tiểu học Dương Quang gồm 29 cán bộ, nhân viên nhà trường.

c) Nội dung khảo nghiệm

+ Nhận thức về tính cấp thiết của 6 biện pháp theo 3 mức độ: Rất cấp thiết (RCT); Cấp thiết (CT); Không cấp thiết (KCT)

+ Nhận thức về tính khả thi của 6 biện pháp theo 3 mức độ: Rất khả thi (RKT); Khả thi (KT); Không khả thi (KKT)

d) Phương pháp khảo nghiệm: Điều tra bằng phiếu hỏi

Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất như sau:

Bảng 3.1: Khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp

Nội dung biện pháp

Tính cấp thiết

TB Thứ bậc

RCT CT KCT

SL % SL % SL %

BP1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho đội ngũ CBQL, GV trường tiểu học Dương Quang

23 79,3 6 20,7 0 0 2,8 1

BP2: Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

21 72,4 6 20,7 2 6,9 2,7 2

BP3: Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang theo phương thức trải nghiệm

17 58,6 9 31,0 3 10,3 2,5 5

BP4: Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang theo phương thức trải nghiệm

15 51,7 12 41,4 2 6,9 2,3 6

BP5: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS trường tiểu học Dương Quang

21 72,4 6 20,7 2 6,9 2,7 2

BP6: Tổ chức phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm

16 55,2 13 44,8 0 0 2,6 4

BP7: Đảm bảo các điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm

19 65,5 9 31,0 1 3,5 2,6 3

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp mà luận văn đề xuất cho thấy rằng: Biện pháp 1 “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực

giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho đội ngũ CBQL, GV trường tiểu học Dương Quang” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình 2,8 xếp thứ bậc 1. Sau đó là biện pháp 5 “Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang” có điểm đánh giá trung bình 2,7 xếp thứ bậc 2. Điều này khẳng định việc thực hiện xây dựng đội ngũ và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh cần được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ bỏ phiếu thấp nhất là biện pháp 4 với điểm trung bình 2,5 xếp thứ bậc 6.

Bảng 3.2: Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

Nội dung biện pháp

Tính khả thi

TB Thứ bậc

RKT KT KKT

SL % SL % SL %

BP1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho đội ngũ CBQL, GV trường tiểu học Dương Quang

19 65,5 7 24,1 3 10,3 2,6 3

BP2: Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

19 65,5 8 27,6 2 6,9 2,6 2

BP3: Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang theo phương thức trải nghiệm

21 72,4 7 24,1 1 3,5 2,7 1

BP4: Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang theo phương thức trải nghiệm

17 58,6 10 34,5 2 6,9 2,5 4

BP5: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS trường tiểu học Dương Quang

Nội dung biện pháp Tính khả thi TB Thứ bậc RKT KT KKT SL % SL % SL %

BP6: Tổ chức phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm

18 62,1 10 34,5 1 3,5 2,6 2

BP7: Đảm bảo các điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm

19 65,5 8 27,6 2 6,9 2,6 2

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy rằng: Biện pháp 3 “Tổ chức xây

dựng nội dung KNS cần giáo dục cho học sinh trường tiểu học Dương Quang theo phương thức trải nghiệm” có tính khả thi cao nhất, xếp thứ bậc 1. Kết quả khảo sát cũng đặt ra 1 vấn đề cần quan tâm, tiếp tục nghiên cứu, đó là: biện pháp 6 là biện pháp không được đánh giá quá cao về tính cấp thiết so với các biện pháp khác, nhưng lại là biện pháp được đánh giá cao về tính khả thi, chứng tỏ theo nhận thức của các lực lượng giáo dục thì việc xây dựng cơ chế phối hợp vẫn là những việc dễ thực hiện thành công hơn cả. Ngược lại biện pháp 1 được đánh giá rất cao về tính cấp thiết nhưng khơng được đánh giá cao về tính khả thi. Nhiều cán bộ, giáo viên đang băn khoăn về việc chất lượng của đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm và công tác kiểm tra chưa được thực hiện tốt. Do đó, khi triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh, Hiệu trưởng trường tiểu học Dương Quang cần có những biện pháp quản lý phù hợp, điều chỉnh một cách linh hoạt; tích cực trong hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)