Tổ chức, thực hiện giáo dục KNS cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 72 - 75)

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Thành lập ban chỉ đạo, phân

công nhiệm vụ rõ ràng 0 0,0 2 6,9 9 31,0 18 62,1

Đầu tư mua sắm trang thiết bị, CSVC phục vụ cho các hoạt động

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Phân công cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong tổ chức

2 6,9 4 13,8 14 48,3 9 31,0

Tổ chức GD KNS lồng ghép

hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 31,0 13 44,8 5 17,2 2 6,9

Sử dụng các trang thiết bị và phòng chức năng phục vụ GD KNS thông qua HĐTN

3 10,3 4 13,8 9 31,0 13 44,8

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm chưa được đánh giá tốt, các nội dung khảo sát nhận được nhiều ý kiến ở mức trung bình và yếu. Nội dung “Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ rõ ràng” khơng có CBQL, GV nào đánh giá tốt; 6,9% CBQL, GV đánh giá khá; còn lại đều đánh giá trung bình và yếu chiếm 93,1%. Từ đây cho thấy, trường tiểu học Dương Quang chưa thành lập được ban chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch giáo dục KNS chưa được chú trọng, quan tâm nên quá trình triển khai kế hoạch tới GV và học sinh nhà trường cũng chưa được thực hiện tốt. Nội dung “Phân công cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong tổ chức” cũng khơng nhận được ý kiến phản hồi tích cực khi có đến 31,0% CBQL, GV đánh giá yếu và 48,3% CBQL, GV đánh giá trung bình.

Nội dung triển khai: “Tổ chức GD KNS lồng ghép hoạt động ngoài giờ lên lớp” nhận được nhiều ý kiến đánh giá tốt nhất, với số lượng CBQL, GV lựa chọn mức tốt và khá chiếm 74,9% tổng số khách thể điều tra, số ý kiến đánh giá trung bình và yếu chiếm tỷ lệ thấp. Với nhiệm vụ là tổng phụ trách Đội tôi đã thực hiện giáo dục KNS lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch hoạt động của công tác Đội và phong trào thiếu nhi hàng năm, tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, chủ đề để tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện thực tiễn, hoàn thiện kỹ năng, đảm bảo phát triển toàn diện về nhân cách.

Các nội dung khảo sát còn lại về tổ chức, thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang gồm: Sử dụng các trang thiết bị và phòng chức năng phục vụ GD KNS thông qua HĐTN; Đầu tư mua sắm trang thiết bị, CSVC phục vụ cho các hoạt động cũng không được đánh giá tốt, số lượng CBQL, GV đánh giá trung bình và yếu ln chiếm tỷ trọng lớn. Từ đây cho thấy, Nhà trường chưa sử dụng tốt các trang thiết bị và phòng chức năng phục vụ giáo dục KNS cho học sinh toàn trường. Hiệu quả giáo dục KNS thông qua trải nghiệm không đồng đều giữa các giáo viên. Khi tổ chức các hoạt động xong, GVCN các lớp ít thực hiện tổng kết kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch và đánh giá theo các tiêu chí đánh giá. Vì vậy hiệu quả tổ chức, thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa cao.

Qua phỏng vấn sâu đối với HT trường tiểu học Dương Quang, Thầy K.Q.T nêu ý kiến: “Với đặc thù GV nhà trường dạy hầu hết các môn học, việc soạn giáo án và giảng dạy sao cho vừa đảm bảo mục tiêu về nội dung chương trình, phương pháp phù hợp với lứa tuổi HS, vừa phải lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục KNS qua trải nghiệm, vừa đảm bảo tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giáo dục KNS cho học sinh là một việc tương đối khó khăn với một số GV”. Bên cạnh đó, Thầy H.Q.M phó hiệu trưởng trường tiểu học Dương Quang cũng nêu: “Nguyên nhân chủ yếu khiến việc tổ chức, thực hiện giáo dục KNS cho học sinh nhà trường chưa tốt là do Ban phụ trách Đội ít được tập huấn về việc tổ chức GD KNS thông qua trải nghiệm; Công tác giáo dục KNS thơng qua trải nghiệm đã được Phịng giáo dục đào tạo thị xã Mỹ Hào đề ra nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Mặt khác kinh phí hoạt động Đội của trường cịn rất ít nên các hoạt động chưa được triển khai đồng bộ, tồn diện”.

Như vậy, cơng tác tổ chức, thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang còn nhiều hạn chế. Đội ngũ CBQL, GV nhà trường chưa được tập huấn về những kỹ năng tiến hành các hoạt động giáo dục KNS, BGH chưa quan tâm đến việc quản lý nội dung, chương trình giáo dục KNS thơng qua trải nghiệm dạy tích hợp vào bài học và GD thơng qua cơng tác chủ nhiệm một cách thích đáng nên kết quả tổ chức, thực hiện giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho HS của nhà trường chưa đạt kết quả như mong muốn.

2.4.4. Chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm

Nghiên cứu thực trạng việc chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả khảo sát CBQL, GV Nhà trường về các mức độ đạt được của nội dung chỉ đạo. Kết quả thu được ở bảng dưới đây.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)