Dương Quang, khi tác giả hỏi học sinh thì được các em cho biết “Khi hướng dẫn chúng em về 1 kỹ năng mới, Cơ giáo em hay giải thích cặn kẽ, sau đó cơ làm mẫu cho chúng em và yêu cầu chúng em tập làm theo, qua đó em biết cách làm” (em N.V.A học sinh lớp 5A1 trường Tiểu học Dương Quang) cho biết. Em N.T.Đ học sinh lớp 5A2 chia sẻ: “Em rất thích học kỹ năng sống, mỗi khi học một kỹ năng nào đó, cơ giáo thường cho chúng em được làm, ví dụ như hơm trước học nấu ăn, cô cho đi chợ, chọn mua rau, sau đó hướng dẫn chúng em cách nhặt ra, luộc rau và vớt rau ra đĩa, bày như thế nào cho đẹp, tất cả chúng em đều thích vì được làm và biết cách làm”.
Qua đây có thể thấy, giáo dục KNS cho học sinh thơng qua trải nghiệm, thì phương pháp để học sinh được trải nghiệm, được làm qua chính những hoạt động cụ thể sẽ là phương pháp mang lại hiệu quả nhất, và phù hợp nhất với nội dung này, tuy nhiên do đặc điểm của học sinh tiểu học, do thói quen suy nghĩ của giáo viên về học sinh nên trong quá trình giáo dục KNS cho học sinh, những phương pháp để học sinh được trải nghiệm thực tế chưa được giáo viên đánh giá cao và lựa chọn tối ưu.
Bảng 2.12: Hình thức giáo dục KNS học sinh Nội dung Nội dung
khảo sát
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Chƣa thực hiện
SL % SL % SL % SL % Hình thức câu lạc bộ 1 3,4 1 3,4 15 51,7 12 41,5 Hình thức trị chơi 4 13,8 14 48,3 9 31,0 2 6,9 Hình thức tham quan, dã ngoại 0 0,0 2 6,9 18 62,0 9 31,1 Hình thức hoạt động tình nguyện 0 0,0 3 10,3 16 55,2 10 34,5
Qua kết quả khảo sát cho thấy các hình thức giáo dục KNS thông qua HĐTN chưa được trường tiểu học Dương Quang quan tâm thực hiện. Hình thức được đánh giá là thực hiện thường xuyên nhất là “Hình thức trị chơi”, 13,8% CBQL, GV thường xuyên thực hiện; 48,3% CBQL, GV thỉnh thoảng sử dụng; chỉ có 6,9% CBQL, GV chưa sử dụng. Các hình thức cịn lại như: Hình thức câu lạc bộ, hình thức tham quan dã ngoại, hình thức tình nguyện có mức độ thực hiện khác nhau song nhìn chung số lượng CBQL và GV áp dụng cịn ít, nhiều đối tượng cịn chưa thực hiện.
Như vậy việc sử dụng các hình thức giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang của đội ngũ GV Nhà trường chưa được thực hiện đều giữa các hình thức, việc áp dụng các hình thức giáo dục chưa đa dạng, phong phú. Khi tiến hành phỏng vấn cô N.T.H.M giáo viên dạy lớp 3A4, cô M cho biết: “Hiện tại, các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, tham quan, dã ngoại… rất ít được tổ chức và thực hiện do việc tổ chức, quản lý cịn gặp nhiều khó khăn, nếu được sự đồng thuận của PHHS thì có lớp thực hiện được 1 lần/ năm vào dịp cuối năm học hoặc dịp nghỉ hè, những lớp có nguồn quỹ lớp hạn hẹp, các lớp bé khối 1 và khối 2 hoặc GVCN, PHHS sợ những nguy cơ rủi ro, sợ trách nhiệm thì hoạt động này gần như không được triển khai”. Những hạn chế khi lựa chọn, áp dụng các hình thức giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang đã phần nào làm kìm hãm sự phát triển kỹ năng, hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh Nhà trường. Đây là bất cập cần được khắc phục trong thời gian tới.
2.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang
Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến CBQL và GV Nhà trường với câu hỏi Thầy/Cô đánh giá như thế nào về hoạt động
kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh Nhà trường?,