Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 32 - 34)

1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở trƣờng tiểu học thông qua

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trả

cho học sinh tiểu học

* Nguyên tắc, mục đích đánh giá hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học: Kiểm tra - đánh giá là một bộ phận quan trọng của QLGD và là công cụ của các nhà QLGD nhằm đảm bảo hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu đề ra. Những nguyên tắc, mục đích trong đánh giá, kiểm tra hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học như sau:

- Thu thập thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình; sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm.

- Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà QLGD và đội ngũ giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm trong nhà trường

* Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học: Các nội dung thực hiện kiểm tra, đánh giá gồm:

- Kiểm tra, đánh giá các biểu hiện về phẩm chất và năng lực của học sinh tiểu học đã được xác định trong chương trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.

- Kiểm tra các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh chủ yếu được đánh giá thông qua HĐ theo chủ đề, HĐHN, thơng qua q trình tham gia HĐ tập thể và các sản phẩm của HS trong mỗi HĐ.

* Phương thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học có thể được thực hiện thông qua các phương thức:

- Kết hợp các loại đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của CMHS và đánh giá của cộng đồng;

- Giáo viên CN lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá.

- Tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên và định kỳ về phẩm chất và năng lực được phân loại và ghi vào hồ sơ HT của HS như một môn học.

1.3.7. Các điều kiện giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học

Các điều kiện giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học tức là các yếu tố tạo ra môi trường giáo dục KNS phù hợp mục tiêu, yêu cầu cấp học, gắn với đa dạng hóa các nguồn lực, nguồn đầu tư, tăng cường các điều kiện vật chất cho giáo dục KNS. Theo đó, giáo dục KNS thơng qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học cần có điều kiện về nguồn lực tài chính, CSVC gồm các trang thiết bị, tài liệu bổ trợ....

- Về tài liệu: Sách Giáo dục về KNS cho HS, tài liệu dùng cho giáo viên, là cẩm nang dành cho GVCN, BGH, BCH liên đội, những lực lượng nòng cốt thực hiện chương trình GD KNS.

Trong thư viện của nhà trường cần phải có đầy đủ các loại sách tham khảo bổ trợ các môn học, sách GD đạo đức, pháp luật, các sách chuyên đề, hướng dẫn tích hợp, bài giảng mẫu để GV có tài liệu tham khảo, lựa chọn nội dung cho các hoạt động của mình trong việc GDKNS.

- Về CSVC, trang thiết bị dạy học: Hoạt động GDKNS rất cần có CSVC, trang thiết bị kỹ thuật để hoạt động đạt được hiệu quả và mục tiêu giáo dục đề ra. Để làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động, cần có điều kiện tổ chức và phương tiện hiệu quả.

Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động GDKS thông qua trải nghiệm là: âm ly, loa đài, máy chiếu, đàn, dụng cụ thể thao và kinh phí cho hoạt động. Trong khi kinh phí dành cho hoạt động cịn hạn chế địi hỏi GV cần có ý tưởng sáng tạo, khai thác các phương tiện phù hợp với điều kiện của lớp, của trường.

Để đảm bảo các điều kiện phục vụ giáo dục KNS cho học sinh thơng qua trải nghiệm, nhà trường ngồi việc quản lý tận dụng những CSVC hiện có cần làm tốt

cơng tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương để được đầu tư xây dựng đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, trang bị mới các phương tiện, trang thiết bị hiện đại, góp phần đảm bảo thực hiện có chất lượng các HĐGD, GDKNS theo hướng đổi mới giáo dục, tranh thủ sự hỗ trợ của hội PHHS, của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, hỗ trợ cho HĐGD của nhà trường nói chung và hoạt động GDKNS nói riêng đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)