Quản lý sự tham gia, phối kết hợp các lực lượng trong giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 81 - 83)

sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm

Thực hiện giáo dục KNS cho học sinh tiểu học cần sự phối hợp, tham gia của nhiều cá nhân, cơ quan, đơn vị ngồi Nhà trường. Khi đánh giá về cơng tác quản lý sự tham gia, phối hợp của các lực lượng trong giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát đến CBQL, GV và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.22: Quản lý sự tham gia của các lực lƣợng trong giáo dục KNS cho học sinh

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng tham gia GD trong nhà trường để GDKNS cho HS

3 10,3 14 48,3 9 31,0 3 10,4

Thống nhất quy chế làm việc giữa

gia đình, nhà trường và xã hội 2 6,9 6 20,7 14 48,3 7 24,1

Quy định rõ ràng nhiệm vụ của mỗi lực lượng để phối hợp thực hiện một cách hiệu quả

0 0,0 4 13,8 9 31,0 16 55,2

Đưa nội dung, mục tiêu GDKNS trong nhà trường đến các tổ chức xã hội trong địa phương

0 0,0 3 10,3 11 37,9 15 51,7

Phối hợp với địa phương tổ chức cho HS tham gia tích cực vào hoạt động văn hóa xã hội của địa phương

2 6,9 5 17,2 15 51,7 7 24,1

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc GDKNS cho HS, phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả.

1 3,5 3 10,3 13 44,8 12 41,4

Từ kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy công tác quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa được thực hiện tốt và chưa có những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Hiện tại, nhà trường đang quản lý tốt nhất đối với các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường. Nội dung khảo sát “Phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng tham gia GD trong nhà trường để GDKNS cho HS” nhận được ý kiến đánh giá tốt của 10,4% CBQL, GV; có 48,3% CBQL, GV đánh giá khá, còn lại là các ý kiến đánh giá trung bình và yếu. Các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang gồm: Chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Cơng đồn, Ban phụ trách Đội, GVCN, GV bộ môn… những lực lượng này phối hợp với nhau để tổ chức các hoạt động lớn, hoạt động theo chủ đề, chủ điểm đảm bảo an tồn và thành cơng.

Nội dung khảo sát “Thống nhất quy chế làm việc giữa gia đình, nhà trường và xã hội” nhận được ý kiến đánh giá tốt của 6,9% CBQL, GV; có 20,7% CBQL, GV đánh giá khá; hơn 72% CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình và yếu. Cơ N.T.H giáo viên chủ nhiệm lớp 5A2 trình bày quan điểm: “Theo tơi được biết, hiện tại nhà trường và gia đình học sinh cũng như các tổ chức xã hội chưa thống nhất quy chế làm việc, không quy định rõ ràng nhiệm vụ của mỗi lực lượng để phối hợp thực hiện giáo dục KNS cho HS một cách hiệu quả. Đồng thời, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cũng không thường xuyên theo dõi và cũng không quan tâm đến kết quả giáo dục KNS cho HS Nhà trường”.

Đối với nội dung “Phối hợp với địa phương tổ chức cho HS tham gia tích cực vào hoạt động văn hóa xã hội của địa phương” nhận được ý kiến đánh giá tốt của 6,9% CBQL, GV; số lượng ý kiến đánh giá trung bình và yếu chiếm đến 75,9% tổng số CBQL và GV tham gia khảo sát. Kết quả này cho thấy, hiện tại Ban giám hiệu trường tiểu học Dương Quang chưa làm tốt công tác quản lý việc phối hợp giữa Nhà trường và địa phương. Mặc dù, hàng năm Ban phụ trách Đội luôn đề xuất, lên phương án tổ chức cho các em học sinh các khối lớp 4, lớp 5 tham gia các hoạt động VHXH tại địa phương như: “Thăm nghĩa trang liệt sỹ, quét dọn đường làng, ngõ xóm song do các hoạt động được tổ chức đều mang tính tự phát của Nhà trường

mà khơng có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nên hiệu quả triển khai không cao, kết quả thực hiện không được ghi nhận”.

Các nội dung khảo sát “Quy định rõ ràng nhiệm vụ của mỗi lực lượng để phối hợp thực hiện một cách hiệu quả” và “Đưa nội dung, mục tiêu GDKNS trong nhà trường đến các tổ chức xã hội trong địa phương” cũng không được đánh giá cao, khơng có ý kiến nào đánh giá tốt, số lượng CBQL, GV đánh giá trung bình và yếu chiếm gần 90%. Kết quả này phản ánh Ban giám hiệu trường tiểu học Dương Quang chưa thể hiện rõ nét vai trị tích cực trong các hoạt động liên kết, phối hợp các các lực lượng ngoài Nhà trường khi thực hiện giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường. Nhiệm vụ của các lực lượng giáo dục chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Đồng thời các nội dung, mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường cũng chưa được công bố rộng rãi đến các tổ chức xã hội, địa phương. Từ đây khiến các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học Dương Quang không đạt hiệu quả cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của học sinh Nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)