Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 40)

huynh là chủ thể khuyến khích các em học sinh tìm kiếm kiến thức và kỹ năng mới, tạo động lực để các em học sinh làm tốt hoạt động đồn thể, hoạt động xã hội, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để trau dồi các kỹ năng mới. Ngoài ra, việc gia tăng sự tương tác, giao tiếp giữa phụ huynh với học sinh cũng tạo ra chuẩn mực để hình thành nên kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm trải nghiệm

1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm

Xây dựng kế hoạch là xác định các căn cứ pháp lí và căn cứ thực tiễn đối với hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học, các kế hoạch xây dựng phải dựa trên những căn cứ chắc chắn làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện. Kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh thông qua trải nghiệm bao gồm các nội dung:

- Xác định nhiệm vụ giáo dục KNS cho HS: nội dung này bao gồm xác định nhiệm vụ cần thực hiện, kiến thức của đội ngũ GVCN, GV bộ môn về vấn đề giáo dục KNS cho HS thông qua trải nghiệm.

- Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh tiểu học: Với mỗi nhiệm vụ, xác định chính xác đối tượng tham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về tài liệu, CSVC cần thiết để thực hiện cơng việc đó cũng như tiến độ thời gian cần thiết để hồn thành cơng việc. - Tính tốn chi phí có thể phát sinh trong q trình thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh và xác định nguồn kinh phí huy động để có thể cân đối với chi phí phát sinh.

Nhiệm vụ lập kế hoạch được thực hiện bởi Hiệu trưởng nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường. Quá trình thực hiện cần đảm bảo các vấn đề sau:

- Có sự thống nhất chỉ đạo của chi bộ trường học, thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường;

- Các thông tin cần thiết phải được thu thập từ thực tế nhà trường, do sự đóng góp của tất cả các thành viên trong nhà trường.

- Phó Hiệu trưởng nghiên cứu tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng ở các bộ mơn, mục đích u cầu của nhiệm vụ giáo dục KNS cho học sinh Tiểu học. Đối chiếu các vấn đề trên với thực trạng hoạt động giáo dục KNS của nhà trường để lập kế hoạch một cách khoa học, hợp lí và khả thi.

Kế hoạch cần được công khai để nhận được sự đóng góp của các thành viên hội đồng và được sự phê duyệt của Hiệu trưởng trước khi triển khai thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS phải căn cứ vào những cơ sở sau đây:

- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục.

- Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng về giáo dục KNS. - Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ của năm học.

- Căn cứ vào tình hình giảng dạy và nội dung chương trình các mơn học trong nhà trường, các chủ trương công tác trọng tâm và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Dựa vào điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục KNS mang tính khả thi hơn.

- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

Quá trình xây dựng kế hoạch cần phải chú ý lựa chọn các hoạt động trải nghiệm phù hợp để tích hợp nội dung giáo dục KNS cho HS. Đồng thời phải có kế hoạch cho toàn trường, cho từng khối lớp, tiến tới ổn định thành nền nếp. Lựa chọn những KNS sẽ giáo dục cho HS phù hợp với từng độ tuổi học sinh tiểu học. Cần kết hợp khéo léo giữa hình thức và nội dung giáo dục KNS sao cho không bị chồng chéo gây nhàm chán và quá tải đối với học sinh.

1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm

Để tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua trải nghiệm có hiệu quả, Hiệu trưởng trường tiểu học cần:

- Thành lập Ban chỉ đạo và bố trí nhân sự để thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuỳ điều kiện nhà trường mà phân công trách nhiệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Cán bộ quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống có thể là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng.

từng tháng và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó; phân cơng trách nhiệm quản lý trong Ban Giám hiệu nhà trường và định hướng chỉ đạo thực hiện đối với mỗi cán bộ giáo viên tại từng thời điểm khác nhau trong năm học.

+ Phó Hiệu trưởng: Cùng với các lực lượng giáo dục lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch; xây dựng các cơ chế giám sát, kiểm tra cần thiết; xây dựng nội dung, chương trình phù hợp để tiến hành giáo dục KNS cho học sinh trong trường thông qua trải nghiệm và triển khai tới các giáo viên để thực hiện.

+ Giáo viên chủ nhiệm lớp: Là những thành viên chủ chốt thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh; là những người thiết kế các hoạt động trải nghiệm và điều khiển học sinh thực hiện các hoạt động đó, qua đó truyền tải đến học sinh các thông điệp cần thiết và rèn luyện cho các em các KNS cần thiết.

+ Giáo viên bộ môn phối hợp với các lực lượng giáo dục khác làm tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh thông qua trải nghiệm.

- Tổ chức những hoạt động trải nghiệm và thực hiện sự phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài trường: Tổ chức, hướng dẫn đội ngũ GVCN thực hiện kế hoạch giáo dục KNS, giúp CBQL kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai.

Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường bao gồm: Tập thể cán bộ, giáo viên, Đội Thiếu niên Tiền phong của nhà trường, cán bộ lớp, ban đại diện cha mẹ HS, các tổ chức quần chúng, các ban ngành trên địa bàn trường đóng để thực hiện các hoạt động trải nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm

Công tác chỉ đạo triển khai giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua trải nghiệm bao gồm các nội dung:

- Chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng tháng, từng tuần, lựa chọn nội dung kỹ năng giáo dục phù hợp.

- Tổ chức chỉ đạo các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch, lực lượng theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua trải nghiệm. Giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên và của chính người lập kế hoạch, đảm bảo rằng công tác giáo dục KNS cho học sinh đang được thực hiện đúng kế hoạch đã xây dựng, hướng tới các mục tiêu xác định trước.

- Chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng thông qua các giờ hoạt động tập thể, thông qua hoạt động xã hội, thông qua các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học.

- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động theo chủ điểm của từng tháng. Tùy theo từng hoạt động mà có sự phân cơng, phân nhiệm và có ban chỉ đạo thích hợp.

- Tiến hành các buổi họp đánh giá rút kinh nghiệm từng giai đoạn của quá trình thực hiện kế hoạch, trong đó tổng hợp được các mặt mạnh hay các hạn chế đã thực hiện, rút kinh nghiệm bổ sung điều chỉnh kế hoạch.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống một cách hợp lý.

1.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm học sinh thông qua trải nghiệm

Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm là cần thiết. Nhưng để kiểm tra, đánh giá phản ánh đúng thực trạng và khách quan quản lý, Nhà trường cần thực hiện tốt công tác quản lý kiểm tra đánh giá, chú trọng, quan tâm xây dựng tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá, quy định thời gian đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua trải nghiệm. Quản lý, xác định được phương pháp và cách thức kiểm tra, đánh giá. Sau kiểm tra cần tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

Hệ thống tiêu chuẩn càng rõ ràng bao nhiêu thì càng thuận lợi cho cơng tác kiểm tra bấy nhiêu. Đó chính là các chỉ tiêu trong việc thực hiện mục tiêu của hoạt động. Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng công tác GDKNS gồm cả 2 loại định tính và định lượng. Tuy nhiên người quản lý cần cố gắng để minh họa nó bằng các tiêu chí định lượng.

Để quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo dục KNS thơng qua trải nghiệm, nhà quản lý cần phải bám sát mục tiêu giáo dục cho từng lớp học trong cấp tiểu học. Sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học. Các hình thức và phương pháp đánh giá phải tồn diện và hướng vào phát triển năng lực học sinh tiểu học.

Công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thơng qua trải nghiệm góp phần quản lý chất lượng giáo dục chung trong nhà trường, qua công tác này, giúp nhà quản lý đánh giá mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay khơng, đó là cơ sở để nhà quản lý xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

1.4.5. Quản lý sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh học sinh

Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và giáo dục KNS cho các em nói riêng, nhà trường cần huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục như Ban đại diện cha mẹ học sinh, các cấp ủy Đảng, chính quyền nơi học sinh cư trú, các cơ quan đồn thể trên địa bàn như cơng an, y tế, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa, trung tâm TDTT… Mỗi lực lượng đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động giáo dục KNS chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo mơi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh. Có như vậy nhân cách và lý tưởng sống của các em được giáo dục và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp các em củng cố bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện các tri thức đã được học trên lớp, mở rộng hiểu biết với thế giới xung quanh, biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do đời sống thực tiễn đặt ra. Chính vì vậy để cơng tác giáo dục KNS cho học sinh nhà trường đạt hiệu quả cao nhà trường cần quản lý tốt sự phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục KNS sống cho học sinh tiểu học bao gồm: Lực lượng trong nhà trường (GV chủ nhiệm; GV bộ môn; Đội thiếu niên tiền phong HCM….); Lực lượng ngoài nhà trường (Cha mẹ học sinh; các cấp ủy Đảng, chính quyền nơi HS cư trú, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn như công an, y tế, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, nhà văn hóa, trung tâm TDTT, các cơ quan đồn thể đóng trên địa bàn….)

Ngồi ra trong nhà trường cịn có các tổ chức khác như: cơng đồn nhà trường; Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là những lực lượng không trực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)