Điều kiện thực hiện giáo dục KNS học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 65)

Mức đánh giá Đã đáp ứng Bình thƣờng Chƣa đáp ứng

SL % SL % SL %

Tài liệu, sách giới thiệu về KNS 2 6,9 16 55,2 11 37,9

Khuôn viên, phịng truyền thơng 3 10,3 17 58,6 9 31,1

Hệ thống CNTT nhà trường (phần mềm dạy học, máy tính, mạng internet…)

1 3,5 9 31,0 19 65,5

Thiết bị dạy học (máy chiếu, loa,

tranh ảnh, sơ đồ…) 2 6,9 10 34,5 17 58,6

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Các điều kiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chỉ đáp ứng ở mức trung bình hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện “Khn viên, phịng truyền thơng” đáp ứng u cầu với tỷ lệ khách hàng khảo sát lựa chọn cao nhất, chiếm 10,3%; 58,6% ý kiến đánh giá đáp ứng ở mức bình thường và 31,1% CBQL, GV cho rằng chưa đáp ứng yêu cầu. Về cơ bản, hệ thống khn viên, phịng truyền thơng Nhà trường đã đáp ứng được về diện tích sử dụng, bàn ghế, hệ thống chiếu sáng…

Đối với điều kiện “Tài liệu, sách giới thiệu về KNS” và “Thiết bị dạy học (máy chiếu, loa, tranh ảnh, sơ đồ…)” thực tế đáp ứng yêu cầu khơng cao, chỉ có 6,9% ý kiến đánh giá đã đáp ứng yêu cầu, số lượng CBQL, GV đánh giá đáp ứng ở mức bình thường hoặc chưa đáp ứng chiếm tỷ lệ cao. Điều kiện về CNTT đang là khó khăn, trở ngại lớn nhất đối với trường tiểu học Dương Quang khi thực hiện giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường, chỉ có 3,5% ý kiến đánh giá đã đáp ứng, có đến 65,5% CBQL, GV cho rằng chưa đáp ứng được yêu cầu và 31,0% ý kiến đánh giá đáp ứng ở mức trung bình.

Hàng năm, phịng kế tốn trường tiểu học Dương Quang đều có sự cân đối ngân sách để đầu tư mua sắm, phát triển hạ tầng CNTT, sửa chữa các trang thiết bị, phục vụ hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng. Tuy nhiên do nguồn ngân sách eo hẹp, nguồn thu học phí từ học sinh tiểu học thấp, việc huy động từ các nguồn xã hội hóa chưa nhiều, thiếu hụt nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh nên kinh phí thực hiện đầu tư hàng năm thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của GDKNS.

2.3.7. Sự tham gia của các lực lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

Việc phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể khác của địa phương như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, nhà văn hóa, trung tâm TDTT, các cơ quan đồn thể đóng trên địa bàn là vô cùng quan trọng, để tổ chức tuyên truyền, chăm sóc, theo dõi và giáo dục HS, để các em được giáo dục và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp các em củng cố bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện các tri thức đã được học trên lớp, mở rộng hiểu biết với thế giới xung quanh, biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do đời sống thực tiễn đặt ra.

Để đánh giá về mức độ tham gia của các lực lượng trong thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả đã tiến hành khảo sát với câu hỏi Thầy/Cô cho biết việc phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho

Bảng 2.15: Sự tham gia của các lực lƣợng trong giáo dục KNS học sinh

Nội dung khảo sát

Tốt Khá TB Ýếu CM HS CBQL GV CM HS CBQL GV CM HS CBQL GV CM HS CBQL GV Phối hợp giữa nhà trường và gia đình 16,9 10,3 22,8 27,6 45,1 48,3 15,2 13,8

Phối hợp giữa gia

đình và xã hội 7,4 0,0 14,7 6,9 34,2 41,4 43,7 51,7 Phối hợp giữa nhà trường và xã hội 9,7 6,9 15,9 10,3 41,6 44,8 32,8 37,9 Phối hợp giữa 3 lực lượng gia đình, nhà trường, xã hội 10,7 3,45 17,4 6,9 49,9 37,9 21,9 51,7

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Từ kết quả khảo sát nhận thấy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường được thực hiện tốt hơn các nội dung khác nhưng cũng chỉ nhận được ý kiến đánh giá tốt của 16,9% CMHS và 10,3% CBQL, GV; Số lượng CMHS, CBQL, GV đánh giá khá chiếm 20,8% và 27,5%. Còn lại tỷ lệ khách thể khảo sát đánh giá trung bình và yếu khá lớn. Thực tế hiện nay cha mẹ rất quan tâm đến việc học hành của con em mình, phương tiện thơng tin liên lạc thuận tiện nên cha mẹ có điều kiện để phối hợp với nhà trường trong giáo dục, rèn luyện nhân cách cho các em, các lớp đều có nhóm Zalo riêng để trao đổi, tương tác giữa GVCN và CMHS. Tuy nhiên vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ phụ huynh cịn phó mặc cho nhà trường hoặc chỉ quan tâm đến kết quả giáo dục văn hóa mà khơng chú trọng đến việc giáo dục, rèn luyện nhân cách, hình thành các KNS cho học sinh nên kết quả phối hợp giữa gia đình và nhà trường cịn hạn chế, khơng đạt hiệu quả.

Các mối quan hệ phối hợp còn lại như: Phối hợp giữa nhà trường và xã hội; Phối hợp giữa gia đình và xã hội; Phối hợp giữa 3 lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội đều chưa được thực hiện tốt, rất nhiều ý kiến đánh giá chỉ ở mức trung bình và mức yếu. Điều này thể hiện kết quả phối hợp các lực lượng trong giáo dục KNS

cho HS trường tiểu học Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên chưa được quan tâm. Muốn hoạt động giáo dục KNS cho HS nhà trường có hiệu quả thì Ban giám hiệu trường tiểu học Dương Quang cần làm tốt công tác phối kết hợp các lực lượng trong GD cho các em, để các em được hình thành, rèn KN mọi lúc mọi nơi, có như vậy mới tạo ra những hành vi và thói quen lành mạnh, góp phần phát triển tồn diện cho học sinh Nhà trường.

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng tiểu học Dƣơng Quang, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hƣng n thơng qua trải nghiệm

2.4.1. Vai trị của quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thơng qua trải nghiệm

Để đánh giá vai trị của quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi 29 CBQL và GV Nhà trường. Kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.16: Mức độ thực hiện các vai trò quản lý giáo dục KNS cho học sinh cho học sinh

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Đảm bảo GV xây dựng kế hoạch GDKNS đúng nội dung kiến thức quy định của chương trình GDKNS, khơng “giảm nhẹ” cũng không“nâng cao”, “mở rộng”hơn so với yêu cầu chương trình

5 17,2 9 31,0 13 44,8 2 6,9

Đảm bảo các nội dung giáo dục KNS có mục tiêu rõ ràng, có quy định cụ thể về phương pháp, hình thức tổ chức, cách đánh giá kết quả học tập và giáo dục 1 3,5 3 10,3 11 37,9 14 48,3

Đảm bảo các nội dung,

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

phù hợp với nhu cầu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm của lớp, phù hợp tình hình thực tế, điều kiện CSVC của nhà trường Đảm bảo GVCN, GV bộ mơn có kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục KNS vào nội dung chương trình của các mơn học

2 6,9 8 27,6 14 48,3 5 17,2

Đảm bảo BPT Đội có kế hoạch HĐ ngồi giờ lên lớp, HĐ tập thể, HĐ trải nghiệm thực tế cụ thể theo tuần, tháng, năm và theo các chủ điểm

0 0,0 1 3,5 16 55,2 12 41,4

Đảm bảo định kỳ tiến hành kiểm tra việc đánh giá việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện GDKNS của GV và BPT Đội

2 6,9 8 27,6 14 48,3 5 17,2

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy, những vai trị của cơng tác quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa được đánh giá cao. Hiện tại, công tác quản lý giáo dục KNS thực hiện tốt nhất vai trò “Đảm bảo GV xây dựng kế hoạch GDKNS đúng nội dung kiến thức quy định của chương trình GDKNS, khơng “giảm nhẹ” cũng không “nâng cao”, “mở rộng” hơn so với yêu cầu chương trình”, số lượng CBQL, GV đánh giá tốt chiếm 17,2%; 31,0% CBQL, GV đánh giá khá; có 6,9% CBQL, GV đánh giá việc thực hiện vai trò này chỉ ở mức yếu.

Những vai trò của quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang như: Đảm bảo các nội dung giáo dục KNS có mục tiêu rõ ràng, có quy định cụ thể; Đảm bảo các nội dung, chương trình giáo dục KNS phù hợp với

nhu cầu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; Đảm bảo GVCN, GV bộ mơn có kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục KNS vào nội dung chương trình của các mơn học; Đảm bảo BPT Đội có kế hoạch triển khai các hoạt động trải nghiệm cụ thể; Đảm bảo định kỳ tiến hành kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện GDKNS đều nhận được số lượt ý kiến đánh giá tốt chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết khách thể khảo sát việc thực hiện vai trò quản lý giáo dục KNS chỉ ở mức trung bình và mức yếu. Như vậy có thể thấy cơng tác quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa phát huy tốt vai trò là công cụ đảm bảo các hoạt động giáo dục triển khai hiệu quả, công tác quản lý mới chỉ làm chiếu lệ, chưa có chiều sâu.

2.4.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm

Để tổ chức giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh và phù hợp với chương trình giáo dục chung của nhà trường, việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong từng trường là rất cần thiết. Hiện tại, việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Quang Trung thông qua trải nghiệm được đánh giá như sau:

Bảng 2.17: Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về giáo dục KNS thông qua HĐTN

0 0,0 5 17,2 9 31,0 15 51,7

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức GD KNS thông qua HĐTN cho giáo viên

0 0,0 3 10,3 11 37,9 15 51,7

Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình phương pháp, hình thức tổ chức GD KNS thơng qua HĐTN tích hợp với các mơn văn hóa

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Xây dựng kế hoạch quản lý các giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần, hoạt động tự chọn, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2 6,9 4 13,8 14 48,3 9 31,0

Xây dựng kế hoạch phối hợp

các lực lượng trong nhà trường 3 10,3 5 17,2 16 55,2 5 17,2

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cần thiết cho GD KNS thơng qua HĐTN

0 0,0 3 10,3 14 48,3 12 41,1

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS thông qua HĐTN

1 3,5 9 31,0 15 51,7 4 13,8

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy rằng việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm chưa thực sự được BGH nhà trường quan tâm, hầu hết các nội dung điều tra được đánh giá ở mức trung bình và yếu. Các nội dung khảo sát: Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về giáo dục KNS thông qua HĐTN; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức GD KNS thông qua HĐTN cho giáo viên; Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cần thiết cho GD KNS thông qua HĐTN không nhận được ý kiến đánh giá tốt nào, số lượng CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình và yếu ln chiếm gần 90% tổng số khách thể điều tra. Cô P.T.T.H giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1 cho biết “Việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường hiện chưa rõ ràng, các kế hoạch hoạt động giáo dục KNS chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch khác của nhà trường, như kế hoạch năm học, kế hoạch của ban chuyên môn, kế hoạch của các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp mà chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian và kinh phí, lực lượng phối hợp thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá”.

Thầy H.Q.M phó hiệu trưởng trường tiểu học Dương Quang đưa ra ý kiến: “Trong xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường, GVCN các lớp mới chỉ xây dựng được kế hoạch tích hợp vào các mơn học, chưa xác định được mục tiêu rõ ràng, chưa lựa chọn được phương pháp, hình thức tổ chức và cách đánh giá phù hợp, chủ yếu nội dung kế hoạch và cách thực hiện vẫn tùy ý GV khiến các kế hoạch xây dựng nhiều khi không hiệu quả, không phù hợp”.

Như vậy, BGH trường tiểu học Dương Quang chưa chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Nhà trường, Trong thực tế, BGH nhà trường mới chỉ quan tâm đến các loại KH thông thường hàng năm theo quy định của ngành chưa quan tâm đến việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm theo từng KH và từ đó chưa có sự chỉ đạo tổng thể tổng hợp các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh toàn trường. Thầy K.Q.T hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Nhà trường luôn xây dựng các loại kế hoạch đầy đủ theo Quy định của ngành, những nội dung KH theo từng hoạt động hầu như chưa cụ thể, còn thể hiện chung chung và nhiều khi còn bị động với kế hoạch của cấp trên”. Đây được xem là hạn chế trong công tác quản lý giáo dục KNS cho học sinh, dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học Dương Quang chưa cao.

2.4.3. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thơng qua trải nghiệm

Để phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm tác giả sử dụng câu hỏi: Thầy/Cô

đánh giá như thế nào về tổ chức, thực hiện giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh Nhà trường? Kết quả đánh giá của CBQL, GV sau khi đã xử lý như sau:

Bảng 2.18: Tổ chức, thực hiện giáo dục KNS cho học sinh

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Thành lập ban chỉ đạo, phân

công nhiệm vụ rõ ràng 0 0,0 2 6,9 9 31,0 18 62,1

Đầu tư mua sắm trang thiết bị, CSVC phục vụ cho các hoạt động

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Phân công cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong tổ chức

2 6,9 4 13,8 14 48,3 9 31,0

Tổ chức GD KNS lồng ghép

hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 31,0 13 44,8 5 17,2 2 6,9

Sử dụng các trang thiết bị và phòng chức năng phục vụ GD KNS thông qua HĐTN

3 10,3 4 13,8 9 31,0 13 44,8

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang thông qua trải nghiệm chưa được đánh giá tốt, các nội dung khảo sát nhận được nhiều ý kiến ở mức trung bình và yếu. Nội dung “Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ rõ ràng” khơng có CBQL, GV nào đánh giá tốt; 6,9% CBQL, GV đánh giá khá; cịn lại đều đánh giá trung bình và yếu chiếm 93,1%. Từ đây cho thấy, trường tiểu học Dương Quang chưa thành lập được

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)