Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 64 - 65)

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình yếu

SL % SL % SL % SL %

Thu thập thông tin phục vụ

kiểm tra, đánh giá 2 6,9 15 51,7 8 27,6 4 13,8

Kiểm tra, đánh giá các biểu hiện, phẩm chất, năng lực của học sinh

1 3,5 12 41,4 11 37,9 5 17,2

Kiểm tra, đánh giá các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

0 0,0 2 6,9 16 55,2 11 37,9

Kết quả kiểm tra, đánh giá

của GVCN 2 6,9 3 10,3 14 48,3 10 34,5

Kết quả tự đánh giá của học

sinh 0 0,0 1 3,5 17 58,6 11 37,9

Tổng hợp kết quả kiểm tra,

đánh giá 1 3,5 3 10,3 16 55,2 9 31,0

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang những năm qua chưa được thực hiện tốt. Hầu hết các nội dung khảo sát được đánh giá ở mức khá và mức trung bình, nhiều ý kiến đánh giá ở mức yếu. Nội dung “Kiểm tra, đánh giá các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh” và “Kết quả tự đánh giá của học sinh” có đến 37,9 % CBQL, GV đánh giá yếu, số lượng CBQL, GV đánh giá trung bình đạt trên 55 %.

Tương tự, các nội dung khảo sát “Kết quả kiểm tra, đánh giá của GVCN”; “Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá” cũng có số CBQL, GV đánh giá ở mức yếu chiếm tỷ lệ cao, trên 31 %, đồng thời, số lượng khách thể đánh giá trung bình cũng chiếm tỷ lệ chủ yếu. Từ kết quả này cho thấy, trường tiểu học Dương Quang chưa quan tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh Nhà

trường. Ban giám hiệu Nhà trường chưa xây dựng được tiêu chí kiểm tra, đánh giá, quy trình kiểm tra, đánh giá rõ ràng, cụ thể và thống nhất. Thầy T.M.C giáo viên lớp 4A2 cho biết “Hiện tại, Nhà trường chưa tách biệt hoạt động kiểm tra đánh giá đối với hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS thường lồng ghép trong hoạt động chuyên môn khác của Nhà trường nên kết quả đánh giá thường chung chung, không rõ ràng”. Đây được xem là hạn chế trong giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu học Dương Quang dẫn đến hoạt động giáo dục đạt hiệu quả không cao.

2.3.6. Điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Dương Quang

Để tiến hành các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường tiểu học Dương Quang nói riêng, địi hỏi phải có mơi trường và những điều kiện thực hiện nhất định. Để đánh giá thực trạng vấn đề này, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học dương quang, thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)