CHƯƠNG V : PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
4. Bảng cân đối kế toán
4.3. Tính chất "cân đối" của bảng cân đối kế toán
Tính chất cơ bản nhất của bảng cân đối kế tốn là tính cân đối. Biếu hiện của
tính cân đối là tổng số tiền phần tài sản và tổng số tiền phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán được lập ở một thời điểm ln bằng nhau.
Tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là một tất yếu khách quan, vì bảng
cân đối kế tốn được xây dựng trên cơ sở quan hệ tổng hợp và cân đối tổng thể giữa tài
sản và nguồn vốn được biểu hiện bằng phương trình cơ bản của kế tốn là:
Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Mặt khác, tài sản và nguồn vốn là hai mặt của khối lượng tài sản của doanh nghiệp được xem xét ở tại một thời điểm nhất định
Ngoài ra, khi xem xét mối quan hệ tài trợ giữa tài sản và nguồn vốn một vấn đề khách quan nữa là mỗi một loại tài sản đều do một hoặc một số nguồn vốn nhất định hình thành và mỗi một nguồn vốn đều có thể hình thành nên một hoặc một số tài sản nhất định.
Từ đó có thể thấy được quan hệ cân đối từng bộ phận tài sản và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác. Thông qua nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho
người quản lý thấy rõ tình hình huy động đầu tư hoặc quan hệ giữa công ty nợ và khả năng thanh tốn… làm cho thơng tin trình bày trên bảng cân đối kế tốn có thể đánh giá được hiệu quả các hoạt động tài chính của DN chỉ sau một kỳ hoạt động kinh
doanh,
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ kinh tế có nội dung khác nhau làm cho tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp biến động. Do đó tại các thời điểm khác nhau, tình trạng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp cũng khác nhau.
Để xem xét tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán cần thiết phải nghiên cứu
sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến bảng cân đối kế toán.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm nhiều loại nhưng xét theo chiều hướng ảnh
TH1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một khoản tài sản tăng và một khoản tài sản khác giảm tương ứng
TH 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một khoản nguồn vốn tăng và một khoản nguồn vốn khác giảm tương ứng.
TH3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một khoản tài sản tăng và một khoản nguồn vốn tăng tương ứng.
TH4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một khoản tài sản giảm và một khoản nguồn vốn giảm tương ứng.
Nghiên cứu vận động của 4 quan hệ trên tác động đến bảng cân đối kế tốn qua ví dụ cụ thể:
Tại doanh nghiệp X có tài liệu như sau:
Bảng cân đối kế toán
Ngày 01 tháng 01 năm N
Đơn vị: 1.000đ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền
120.000 1.Vay ngắn hạn 300.000
2. Đầu tư ngắn hạn 50.000 2. Phải trả người bán 260.000 3.Phải thu ( phải thu ở
người mua)
70.000 3. Phải trả nhân viên 30.000
4. Hàng tồn kho(hàng hóa) 430.000 4. Vốn kinh donh 700.000
5. TSCĐHH 620.000
Tổng cộng 1.290.000 Tổng cộng 1.290.000
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các kỳ kế toán như sau:
VD1: Trong kỳ mua hàng hóa trị giá 60.000 đã thanh toán bằng tiền mặt, hàng
đã nhập kho.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho hàng hóa tăng thêm 60.000, kho hàng hóa sau nghiệp vụ kinh tế này là 490.000, đồng thời tiền mặt giảm 60.000, số dư quỹ tiền mặt sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn 60.000, tổng số tiền bên tài sản nguồn vốn
khơng thay đổi.
Ta có: Bảng cân đối kế toán Cuối kỳ
Đơn vị 1.000đ
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền (tiền mặt)
60.000 1. Vay ngắn hạn 300.000
2. Đầu tư ngắn hạn 50.000 2. Phải trả người bán
260.000
3. Phải thu (phải thu ở người mua)
70.000 3. Phải trả nhân viên
30.000
4. Hàng tồn kho (Hàng hóa) 490.000 4. Vốn kinh doanh 700.000
5. TSCĐHH 620.000
Tổng cộng 1.290.000 Tổng cộng 1.290.000
Như vậy, nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ảnh hưởng đến bên tài sản của bảng cân đối kế toán, làm cho loại tài sản này tăng lên, loại tài sản khác giảm đi tương ứng,
làm cho số lượng và tỷ trọng của các khoản mục bị ảnh hưởng thay đổi, còn các khoản mục khác và số tổng cộng không thay đổi, sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh nếu lập bảng cân đối kế tốn mới thì tổng số tiền phần tài sản = tổng số tiền phần nguồn vốn. VD2: Trong kỳ tiếp theo, vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 100.000. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho khoản vay ngắn hạn tăng 100.000, sau nghiệp vụ kinh tế số dư tiền vay ngắn hạn là 400.000, đồng thời khoản phải trả người bán giảm 100.000, sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh số dư công nợ phải trả người bán là 160.000, tổng số tiền bên tài sản và nguồn vốn không thay đổi.
Bảng cân đối kế toán
Cuối kỳ
Đơn vị: 1.000đ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
1. Tiền và các khoản tương đương tiền(tiền mặt)
60.000 1. Vay ngắn hạn 400.000
2. Đầu tư ngắn hạn 50.000 2. Phải trả người bán 160.000
3. Phải thu (Phải thu ở người mua) 70.000 3. Phải trả nhân viên 30.000 4. Hàng tồn kho(hàng hóa) 490.000 4. Vốn kinh doanh 700.000
5. TSCĐHH 620.000
Tổng cộng 1.290.000 Tổng cộng 1.290.000
Như vậy, nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ảnh hưởng đến bên nguồn vốn của
bảng cân đối kế toán, làm cho loại nguồn vốn này tăng lên, loại nguồn vốn khác giảm
đi tương ứng, làm cho khối lượng và tỷ trọng của các khoản mục bị ảnh hưởng thay đổi, còn các khoản mục khác và số tổng cộng không thay đổi, sau nghiệp vụ kinh tế
phát sinh nếu lập bảng cân đối kế tốn mới thì tổng số tiền phần tài sản bằng tổng số tiền phần nguồn vốn.
VD3: Trong kỳ tiếp theo, nhận vốn kinh doanh bằng tiền mặt 150.000 nhập quỹ.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm vốn kinh doanh tăng 150.000, sau nghiệp vụ kinh tế này vốn kinh doanh có số dư 850.000, đồng thời tiền mặt tăng 150.000, sau nghiệp vụ kinh tế này số dư tiền mặt là 210.000 tổng số tiền phần tài sản tăng 150.000 thành 1.440.000 tổng số tiền phần nguồn vốn tăng 150.000 thành 1.440.000.
Bảng cân đối kế toán
Cuối kỳ
Đơn vị tính: 1000đ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền
210.000 1. Vay ngắn hạn 400.000
2. Đầu tư ngắn hạn 50.000 2.Phải trả người bán 160.000 3. Phải thu (phải thu ở
người mua)
70.000 3. Phải trả nhân viên 30.000
4. Hàng tồn kho(Hàng hóa)
490.000 4. Vốn kinh doanh 850.000
5. TSCĐHH 620.000
Tổng cộng 1.440.000 Tổng cộng 1.440.000
Như vậy, nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến hai bên của bảng cân đối
kế toán làm cho tài sản tăng lên đồng thời nguồn vốn tăng tương ứng, làm cho số
lượng của các khoản mục bị ảnh hưởng thay đổi, tỷ trọng của tất cả các khoản mục thay đổi, tổng số tiền phần tài sản và tổng số tiền phần nguồn vốn cùng tăng lên một lượng như nhau, sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh nếu lập bảng cân đối kế tốn mới thì
tổng số tiền phần tài sản bằng tổng số tiền phần nguồn vốn.
VD4: Trong kỳ tiếp theo, xuất quỹ tiền mặt để trả lương nhân viên 20.000. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tiền mặt giảm 20.000, sau nghiệp vụ này số dư quỹ tiền mặt là 190.000. Đồng thời khoản phải trả nhân viên giảm 20.000, sau nghiệp vụ này số dư khoản phải trả nhân viên là 10.000, tổng số tiền phần tài sản giảm 20.000 còn 1.420.000, tổng số tiền phần nguồn vốn giảm 20.000 còn 1.420.000.
Cuối kỳ
Đơn vị: 1.000đ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền (tiền mặt)
190.000 1. Vay ngắn hạn 40.000
2. Đầu tư ngắn hạn 50.000 2. Phải trả người bán 160.000 3. Phải thu (phải thu ở
người mua)
70.000 3. Phải trả nhân viên 10.000
4. Hàng tồn kho (hàng hóa) 490.000 4. Vốn kinh doanh 850.000
5. TSCĐHH 620.000
Tổng cộng 1.420.000 Tổng cộng 1.420.000
Như vậy, nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến hai bên của bảng cân đối
kế toán làm cho tài sản giảm đi đồng thời nguồn vốn giảm tương ứng, làm cho số
lượng của các khoản mục bị ảnh hưởng thay đổi, tỷ trọng của các khoản mục thay đổi
và tổng số tiền bên tài sản và bên nguồn vốn cùng giảm một lượng như nhau, sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh nếu lập bảng cân đối kế tốn mới thì tổng số tiền phần tài sản bằng tổng số tiền phần nguồn vốn.
Kết luận: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng ít nhất đến hai khoản mục trên bảng cân đối kế toán và chúng làm cho thơng tin tài chính của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán thay đổi. Sự tác động của nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến bảng cân đối kế toán như sau:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ảnh hưởng tới một bên tài sản hoặc nguồn vốn của bảng cân đối kế toán chỉ làm thay đổi số lượng và tỷ trọng các khoản mục tài sản hoặc nguồn vốn bị ảnh hưởng, số tổng cộng không thay đổi.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng tới cả hai bên tài sản và nguồn vốn của bảng cân đối kế toán sẽ làm cho tỷ trọng các khoản mục bên tài sản và bên nguồn vốn thay đổi, tổng số tiền bên tài sản và bên nguồn vốn cùng tăng hoặc cùng giảm. Bất kỳ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào cũng không làm mất tính cân đối của bảng cân đối kế toán.