Tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

2. Tài khoản kế toán

2.1. Khái niệm tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán là một nội dung của phương pháp tài khoản, dùng để phản

ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

theo từng đối tượng kế tốn cụ thể. Nói cách khác tài khoản kế tốn là phương tiện để tóm tắt tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng tới từng đối tượng kế toán riêng biệt như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…

2.2. Kết cấu chung của tài khoản kế toán:

Tài khoản được sử dụng để phản ánh thường xuyên liên tục và hệ thống số hiện có và tình hình vận động của từng đối tượng kế tốn riêng biệt. Mỗi đối tượng kế tốn có nội dung kinh tế, ý nghĩa và yêu cầu quản lý khác nhau, nhưng xét về sự vận động của chúng thì bất kỳ đối tượng kế tốn cụ thể nào cũng ln luôn vận động theo mặt

đối lập nhau như sự vận động của tiền mặt là thu và chi, của nguyên vật liệu là nhập và

xuất, của tiền gửi ngân hàng là tăng và giảm… Do đó, để phản ánh riêng biệt hai mặt

đối lập này của sự vận động, tài khoản cần được chia làm hai bên chủ yếu để phản ánh

từng mặt vận động riêng biệt của đối tượng kế toán.

Trong thực tế cơng tác kế tốn, tài khoản được thể hiện trong các tờ sổ bao gồm hai cột chủ yếu là cột Nợ và cột Có và các cột khác có liên quan như: cột số hiệu và ngày tháng của chứng từ mà tài khoản phản ánh, cột diễn giải.

2.3. Nội dung và kết cấu chung của tài khoản kế toán.

Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán

được sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn

vị.

Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế tốn có nội dung kinh tế riêng biệt.

Ví dụ: Để phản ánh đối tượng là tiền mặt kế toán mở tài khoản là tiền mặt. Để phản

ánh đối tượng là tiền gửi ngân hàng, kế toán mở tài khoản tiền gửi ngân hàng…

Mỗi đối tượng kế tốn có nội dung kinh tế khác nhau, sự vận động khách quan và yêu cầu quản lý khác nhau. Do đó tên gọi của tài khoản, nội dung phản ánh của từng tài khoản, số lượng tài khoản kế toán cần mở là do nội dung kinh tế của đối tượng kế tốn mà nó phản ánh, sự vận động khách quan của các đối tượng kế tốn trong q trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính quyết định. Tài khoản kế tốn phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình hiện có và sự vận động của từng đối

tượng kế toán cụ thể. Sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể là sự vận động

của hai mặt đối lập. Ví dụ:

- Sự vận động của tiền mặt là sự vận động của hai mặt đối lập thu và chi.

- Sự vận động của hàng hoá trong kho là sự vận động của hai mặt đối lập nhập và xuất.

- Sự vận động của tiền gửi ngân hàng là sự vận động của hai mặt đối lập gửi vào và rút ra…

Để phản ánh cả hai mặt vận động của đối tượng kế toán, tài khoản kế toán phải được xây dựng theo hình thức hai bên. Theo quy ước chung thì tài khoản kế tốn được

kết cấu theo hình thức chữ T. Bên trái gọi là bên Nợ cịn bên phải gọi là bên Có. Từ Nợ và Có là thuật ngữ kế tốn sử dụng với nghĩa là hai bên khác nhau của tài khoản kế toán.

Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản kế toán dưới dạng chữ T như sau:

Tài khoản…

Nợ (Ghi tên gọi của TK) Có

Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu:

1.Số dư đầu kỳ( SDĐK): phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời

điểm đầu kỳ.

2.Số phát sinh trong kỳ(SPS): phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, bao gồm:

- SPS tăng: phản ánh sự vận động tăng của đối tượng kế toán trong kỳ. - SPS giảm: phản ánh sự vận động giảm của đối tượng kế toán trong kỳ.

3.Số dư cuối kỳ(SDCK): phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng số phát sinh tăng trong kỳ - Tổng số phát sinh giảm trong kỳ

Tuỳ thuộc từng đối tượng kế toán cụ thể các tài khoản kế toán phản ánh các đối

tượng kế tốn khác nhau có kết cấu cụ thể khác nhau. Căn cứ vào đối tượng kế toán

phản ánh, tài khoản kế toán được chia thành 3 loại:

- Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là tài sản gọi là tài khoản Tài sản. - Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là nguồn vốn gọi là tài khoản

Nguồn vốn.

- Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng là các quá trình sản xuất kinh doanh gọi là tài khoản Quá trình kinh doanh.

Trên cơ sở kết cấu chung của tài khoản kế toán, nội dung đặc điểm của các đối tượng kế toán và yêu cầu quản lý cụ thể các đối tượng kế toán, kết cấu của các loại tài

khoản kế tốn được phản ánh khác nhau.

Vì giá trị tài sản và nguồn hình thành nên tài sản là hai mặt khác nhau của cùng một khối lượng tài sản trong đơn vị. Do vậy, kết cấu của loại tài khoản Tài sản phải

trái ngược với kết cấu của tài khoản Nguồn vốn:

Số dư đầu kỳ phản ánh số hiện có của tài sản và nguồn vốn đầu kỳ. Số phát sinh

tăng phản ánh tài sản, nguồn vốn tăng trong kỳ sẽ được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ. Số phát sinh giảm phản ánh tài sản, nguồn vốn giảm trong kỳ sẽ phản ánh khác

bên với số phát sinh tăng. Số dư cuối kỳ phản ánh tài sản và nguồn vốn hiện còn cuối kỳ được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ.

Từ những cơ sở trên và theo quy ước thống nhất thì kết cấu cụ thể của tài khoản Tài sản và Nguồn vốn như sau:

Nợ Tài khoản Tài Sản Có

SDĐK: Phản ánh giá trị tài sản hiện có

đầu kỳ

SPS tăng trong kỳ:

Phản ánh giá trị TS tăng trong kỳ

SDCK: Phản ánh giá trị TS hiện có cuối

kỳ

SPS giảm trong kỳ:

Phản ánh giá trị TS giảm trong kỳ

Nợ Tài khoản Nguồn vốn Có

SDĐK: Phản ánh nguồn vốn hiện

SPS giảm trong kỳ:

Phản ánh nguồn vốn giảm trong kỳ

SPS tăng trong kỳ:

Phản ánh nguồn vốn tăng trong kỳ

SDCK: Phản ánh nguồn vốn hiện

có cuối kỳ

Quá trình kinh doanh của đơn vị bao gồm: Quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình bán hàng (đối với doanh nghiệp), quá trình sử dụng kinh phí (đối với

đơn vị sự nghiệp)…,Các quá trình này có nội dung, đặc điểm khác nhau, vì vậy kết

cấu của các tài khoản phản ánh các đối tượng thuộc các quá trình kinh doanh cũng phải có kết cấu khác nhau. Kết cấu cụ thể của các tài khoản quá trình sẽ được trình bày trong phần phân loại tài khoản kế toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)