0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Phương pháp tính giá

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 67 -67 )

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

1. Phương pháp tính giá

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá.

Khái niệm:

Tài sản trong đơn vị gồm nhiều loại khác nhau, có hình thái vật chất khác nhau. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp các tài sản thường xuyên biến động và

thay đổi cả về hình thái vật chất lẫn giá trị để tạo nên tài sản mới. Để có các tài sản đó

doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định như chi mua tài sản, chi để sản xuất tài sản mới… Chi phí cấu thành tài sản có những khoản chi ra chỉ liên quan tới một tài sản nhưng cũng có những khoản liên quan tới nhiều tài sản khác nhau. Vì vậy,

để có được những thơng tin tổng hợp về tình hình tài sản hiện có của đơn vị cũng như

những tài sản mới hình thành, kế toán cần thiết phải sử dụng phương pháp phù hợp tổng hợp chi phí hình thành nên tài sản theo thước đo thống nhất là thước đo tiền tệ. Mặt khác, để đảm bảo tính thống nhất khi xác định giá trị tài sản trong doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp khác nhau, việc xác định giá tài sản phải được tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Việc sử dụng thước đo tiền tệ để xác định trị giá của tài sản được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định gọi là phương pháp tính giá.

Phương pháp tính giá là phương pháp kế tốn sử dụng thước đo tiền tệ để tổng

hợp và phân bổ chi phí nhằm xác định trị giá tài sản trong các đơn vị theo những nguyên tắc nhất định.

Ý nghĩa của phương pháp tính giá:

Phương pháp tính giá có ý nghĩa rất lớn trong kế toán cũng như trong quản lý

các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Ý nghĩa đó được thể hiện qua những mặt sau: - Nhờ phương pháp tính giá, kế tốn ở các đơn vị có thể chuyển các hình thái vật chất khác nhau của các đối tượng kế toán về một thước đo chung là tiền tệ. Từ đó kế tốn có thể thực hiện tốt hơn chức năng phản ánh, giám đốc và cung cấp thơng tin của mình.

- Nhờ phương pháp tính giá, kế tốn ở các đơn vị có thể xác định được giá trị

định được các chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý như: trị giá tài sản hiện

có, tổng hợp chi phí, doanh thu… và chỉ tiêu chất lượng quan trọng là lợi nhuận. - Nhờ phương pháp tính giá mà kế tốn các đơn vị thực hiện tính tốn, xác định trị giá thực tế của các tài sản mới hình thành trong q trình hoạt động của đơn vị như

tính giá TSCĐ, trị giá của vật tư, hàng hóa, giá thành sản phẩm mới sản xuất.

1.2. Yêu cầu của việc tính giá tài sản.

- Tổng hợp và phân bổ chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản. Để có những chỉ tiêu về giá trị tài sản xác thực thì việc tính giá phải được thực hiện thơng qua hạch tốn chi phí. Do có nhiều tài sản hình thành sau một q trình nhất định (mua tài sản, lắp đặt TSCĐ, sản xuất sản phẩm…) trên cơ sở các khoản chi phí nên tính giá phải dựa trên sự tổng hợp các chi phí cấu thành nên tài sản đó. Ngồi ra do đặc điểm của q trình sản xuất kinh doanh có những khoản chi phí phát sinh liên quan tới nhiều tài sản khác nhau nên cần phân bổ chi phí này cho các tài sản liên quan.

- Tính tốn, xác định trị giá thực tế của tài sản theo những phương pháp nhất

định. Trên cơ sở những chi phí đã tập hợp kế tốn phải tính giá đúng, đủ và đảm bảo

thống nhất về phương pháp tính, trình tự tính cho các tài sản.

Với nội dung trên trong thực tế cơng tác kế tốn phương pháp tính giá được biểu hiện qua các bảng tính giá và trình tự tính giá đã được xác định.

1.3. Nguyên tắc tính giá của tài sản.

Để phát huy được hết ý nghĩa của phương pháp tính giá, việc tính giá trong các đơn vị cần tôn trọng các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc trung thực và khách quan: toàn bộ trị giá của tài sản phải được đo

lường, tính tốn trên cơ sở tổng số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản đó. Thực hiện ngun tắc này địi hỏi kế toán phải tập hợp được đầy đủ, đúng đắn các

khoản chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản – giá gốc. Với nguyên tắc trung thực khách quan giá tính cho các loại tài sản phải phù hợp với giá cả thị trường ở thời

điểm nhận tài sản, phù hợp về số, chất lượng của tài sản.

Qua nội dung cụ thể của nguyên tắc này trong tính giá tài sản có thể thấy kế toán doanh nghiệp cần tôn trọng nhiều nguyên tắc. Trước hết phải giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục trong một tương lai có thể dự kiến trước. Mặt khác, giá tài sản được tập hợp trên cơ sở dồn tích, có nghĩa là mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến chi phí phải được ghi sổ kế tốn vào thời điểm phát sinh,

không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.

Theo nguyên tắc thận trọng kế toán chỉ được ghi nhận các khoản chi hình thành tài sản khi có bằng chứng chắc chắn.

- Nguyên tắc thống nhất - nhất quán: Việc tính giá cho các loại tài sản của doanh nghiệp phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính tốn giữa

các đơn vị, các kỳ hoạt động, giữa kế hoạch với thực hiện nhằm đảm bảo tính so sánh

của thơng tin. Đồng thời thực hiện nguyên tắc thống nhất còn là cơ sở cho việc tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế trong một ngành, toàn bộ nền kinh tế quốc dân về giá trị tổng sản phẩm,tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận.

Thực hiện các nguyên tắc tính giá, trong thực tế cơng tác kế tốn, Nhà nước quy

định việc tính giá một số loại tài sản chủ yếu:

* Đối với TSCĐ : được phản ánh theo 3 chỉ tiêu:

- Nguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phi thực tế đã chi ra để có TSCĐ và đưa

TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Nguyên giá TSCĐ không thay đổi trong suốt

thời gian sử dụng TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ được xác định phụ thuộc vào nguồn hình thành tài sản. Cụ thể:

+ Đối với TSCĐHH mua ngoài:

Nguyên giá = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, thuế, lệ phí… + Các khoản thuế phải nộp trong khâu mua(không

được hồn lại )

nếu có _ Chiết khấu thương mại, giảm giá

+ Đối với tài sản do DN tự xây dựng, chế tạo:

Nguyên

giá =

Giá thành thực tế của tài sản

được xây dựng, chế tạo +

Chi phí lắp đặt, chạy thử

+ Đối với TSCĐVH: TSCĐVH mua riêng biệt:

Nguyên giá = Giá mua trên hóa đơn + Các khoản thuế phải nộp trong khâu mua(khơng

được hồn lại

nếu có) + Chi phí liên quan trực tiếp đưa tài sản vào sử dụng - Chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có)

TSCĐVH Nhà nước cấp hoặc được biếu tặng

Nguyên

giá = Giá trị hợp lý ban đầu +

Chi phí liên quan trực tiếp đưa tài sản vào sử dụng

- Số khấu hao lũy kế của TSCĐ: là tổng cộng số khấu hao đã trích của TSCĐ đã sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các kỳ kinh doanh tính đến thời điểm xác định.

- Giá trị còn lại của TSCĐ: là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xác định giá.

* Đối với NVL, công cụ, dụng cụ, hàng hóa: Tất cả các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đều được xác định theo giá phí (giá thực tế). Giá thực tế của những tài sản này được xác định tùy theo nguồn hình thành:

- Nếu từ nguồn mua ngoài:

Giá mua thực tế của hàng hóa, NVL, CCDC = Trị giá mua của hàng hóa NVL, CCDC + Chi phí phát sinh trong q trình mua + Thuế phải nộp (khơng được hồn lại nếu có) - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua

- Nếu từ nguồn thuê ngồi gia cơng:

Giá

thực tế =

Trị giá thực tế tài sản xuất gia cơng +

Chi phí th gia

cơng +

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

* Đối với thành phẩm nhập kho: giá của thành phẩm được tính theo giá thành sản xuất thực tế khi thành phẩm nhập kho bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung của sản phẩm hồn thành

1.4. Trình tự tính giá tài sản.

Tài sản trong doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, gia cơng, chế biến, th gia cơng … Dù hình thành theo nguồn nào thì doanh nghiệp đều phải chi ra những khoản chi phí thực tế nhất định để có được tài sản đó. Bởi vậy, để có thể tính tốn được trị giá thực tế của mỗi loại tài sản, kế toán cần phải tập hợp được đầy đủ các khoản chi phí thực tế có liên quan đến từng loại tài sản (đối tượng tính giá), sử dụng những phương pháp tính tốn thích hợp để tính tốn, xác định đúng đắn, chính xác giá của mỗi loại tài sản được hình thành. Trong tính giá, khâu đầu tiên rất quan trọng là xác định đúng đối

tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá. Xác định đối tượng tập hợp chi phí chính là xác định nội dung, phạm vi mà các khoản chi phí này được tập hợp cho loại tài sản

cụ thể nào đó. Các loại tài sản khác nhau thì cách thức tính giá và giá trị có thể khác

nhau nhưng trình tự tính giá chung ln bao gồm 4 bước sau:

Bước 1: Tổng hợp các chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản theo đúng nội

dung các khoản chi phí cấu thành nên giá của tài sản đó.

Việc tổng hợp các khoản chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản có thể tiến hành trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào tính chất của chi phí, mối quan hệ giữa chi phí với tài sản được tính giá. Trong giai đoạn này kế tốn cần tập hợp chi phí cho từng

đối tượng tính giá – tài sản của đơn vị. Liên quan đến các khỏan chi phí hình thành tài

sản có thể là những khoản chi phí trực tiếp chỉ liên quan đến một loại tài sản (ví dụ: chi phí mua tài sản, chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm,

tiền lương công nhân sản xuất…)hoặc là những khoản chi phí chung có liên quan đến nhiều loại tài sản ( ví dụ: chi phí vận chuyển nhiều loại tài sản, lương quản đốc phân

xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm…). Để đảm bảo tính đúng, đủ giá trị tài sản thì

việc tập hợp các chi phí khác nhau đó khơng thể giống nhau. Cụ thể như sau:

* Đối với những khoản chi phí cấu thành giá chỉ là khoản chi phí đơn nhất, có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tính giá cụ thể thì việc tập hợp những khoản chi

phí này được tiến hành trực tiếp cho từng loại tài sản .

* Đối với những khoản chi phí cấu thành giá bao gồm cả những khoản chi phí trực tiếp và chi phí chung thì việc tổng hợp chi phí liên quan đến việc hình thành giá của nhiều loại tài sản , cấu thành giá của tài sản được tiến hành như sau:

+ Những khoản chi phí trực tiếp được tập hợp trực tiếp riêng cho từng đối

tượng tính giá cụ thể.

+ Những khoản chi phí chung được tập hợp riêng sau đó mới tính tốn, phân bổ các khoản chi phí chung này cho từng đối tượng tính giá cụ thể theo những tiêu thức phân bổ thích hợp.

Bước 2: Phân bổ các khoản chi phí chung cho từng đối tượng tính giá – tài sản.

Việc tính tốn, phân bổ chi phí chung cho mỗi loại tài sản được thực hiện như sau:

Chi phí chung phân bổ cho đối

tượng tính giá K = Tổng chi phí chung cần phân bổ Tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ x

Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng tính

giá K

Để tổng hợp, tính tốn chính xác chi phí cho từng loại tài sản kế tốn cần lựa

chọn tiêu thức phân bổ thích hợp. Ví dụ: đối với chi phí vận chuyển hàng hóa có thể phân bổ theo khối lượng, số lượng hoặc giá trị từng loại hàng, đối với lương quản đốc có thể phân bổ theo tiền lương cơng nhân sản xuất tính cho từng loại sản phẩm.

Bước 3: Tính tốn, xác định trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ (nếu có)

Tại các đơn vị kế tốn có q trình hình thành tài sản diễn ra liên tục trong suốt thời gian hoạt động của đơn vị với khối lượng sản phẩm sản xuất lớn, ln có tài sản

đã hình thành ( sản phẩm hoàn thành) và tài sản đang hoàn thành ( sản phẩm làm dở),

số tài sản đang hình thành này sẽ được đơn vị tiếp tục bỏ chi phí để sản xuất ở kỳ sau.

Để tính được chi phí của những tài sản đã hồn thành kế tốn cần xác định được chi

phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ theo những phương pháp nhất định.

Bước 4: Xác định trị giá thực tế của tài sản theo phương pháp nhất định.

Trên cơ sở chi phí cấu thành giá của tài sản được tập hợp, kế tốn tính tốn xác định giá trị thực tế của tài sản hình thành

Z = C + D đk – D ck

C: tổng số chi phí chi ra trong kỳ (tổng hợp ở bước 1) D đk: chi phí dở dang kỳ trước chuyển sang kỳ này D ck: chi phí dở dang cuối kỳ này chuyển sang kỳ sau.

Trường hợp cùng một quá trình, số lượng tài sản hình thành lớn, trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ khối lượng tài sản hình thành. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán xác

định giá trị thực tế của từng đơn vị tài sản:

Giá thực tế đơn vị tài sản

hoàn thành =

Z

Số lượng tài sản hoàn thành TK chi phí Bước 1 TK chi phí chung Bước 2 Bước 3 TK tính giá Bước 4 SDCK TK tài sản

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ trình tự tính giá

Tính giá tài sản được thực hiện qua các bảng tính giá (Sổ tính giá tài sản) BẢNG TÍNH GIÁ Tháng….Năm…. Tên tài sản…. Chỉ tiêu Tổng số tiền

Chia ra theo khoản mục Nguyên,vật liệu Nhân công trực tiếp 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 3. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 4. Giá thành tài sản trong kỳ

2. Kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu

2.1. Kế tốn q trình cung cấp

2.1.1. Nhiệm vụ kế tốn q trình cung cấp

Để đảm bảo cho quá trình hoạt động của đơn vị được tiến hành thường xuyên,

liên tục, không bị gián đoạn, các đơn vị phải có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ nhất

định. Bởi vậy, đơn vị phải xây dựng kế hoạch mua vật tư, hàng hóa và kế hoạch sử

dụng vật tư, hàng hóa một cách khoa học, cụ thể, phù hợp với quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất cho đơn vị.

Quá trình cung cấp là khâu khởi đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, là quá trình tài sản của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa (T –H). Đơn vị có quyền sở hữu về hàng hóa và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc phải có trách nhiệm thanh tóan tiền hàng.

Q trình mua hàng của doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức khác nhau:

- Phương thức mua hàng trực tiếp: căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, doanh

nghiệp cử cán bộ mang giấy ủy nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán để nhận hàng theo

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 67 -67 )

×