0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 101 -103 )

CHƯƠNG V : PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán. toán.

1.1. Khái niệm:

Trong công tác quản lý, các thông tin kinh tế đặc biệt là thơng tin từ tài liệu kế tốn của đơn vị đặc biệt quan trọng. Với chức năng của mình, hệ thống thơng tin kế

tốn đã thu thập thơng tin từ q trình kinh tế của đơn vị thông qua chứng từ kế tốn,

song thơng tin từ chứng từ kế toán là các thông tin đơn lẻ và độc lập về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từng tài sản, từng nguồn vốn. Để các thông tin trên trở nên hữu ích

cho người sử dụng, chúng được chuyển vào xử lý trên các tài khoản kế toán, nhưng tài

khoản kế toán cũng chỉ xử lý và cung cấp được các thơng tin về từng đối tượng kế tốn riêng biệt. Do yêu cầu quản lý các đơn vị cần phải có thơng tin tổng hợp về tồn bộ tình hình và kết quả hoạt động sau 1 kỳ kế tốn, cần thiết phải có một phương pháp kế tốn có thể tổng hợp số liệu để cung cấp thơng tin và trình bày chúng trên các báo cáo nhằm truyền tải thông tin đến cho người sử dụng - phương pháp tổng hợp và cân đối

kế toán.

Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số

liệu từ các sổ kế toán, theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế tốn, cung cấp các thơng tin theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động, kinh doanh của đơn vị kế toán nhằm phục vụ công tác quản lý.

Trong công tác quản lý, ngồi các thơng tin về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, về tình hình và sự biến động của tài sản, từng nguồn vốn và từng quá trình hoạt động, kinh doanh, các nhà quản lý cần phải có các thơng tin tổng quát về toàn bộ tài sản, nguồn vốn và quá trình hoạt động, kinh doanh của đơn vị. Kế tốn với tư cách là cơng

cụ quản lý kinh tế ngoài chức năng giám sát, quản lý tài sản cịn có chức năng cung cấp thơng tin tài chính theo yêu cầu. Việc sử dụng phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là yêu cầu khách quan nhằm mục đích truyền tải các thơng tin tài chính của đơn vị đến cho người sử dụng.

Về nội dung phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế tốn bao gồm các mối quan hệ

cân đối tổng thể và các mối quan hệ cân đối bộ phận.

Các mối quan hệ cân đối tổng thể của kế toán trong các đơn vị kế toán sẽ khác nhau tùy theo mục đích hoạt động của đơn vị kế tốn. Chẳng hạn, đối với các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận các mối quan hệ cân đối tổng thể của kế toán gồm: Mối quan hệ giữa hai mặt của tài sản trong đơn vị ở một thời điểm thể hiện qua

phương trình kế tốn:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sỏ hữu

Mối quan hệ cân đối về sự vận động của tài sản trong quá trình kinh doanh là quan hệ giữa thu nhập, chi phí và kết quả được biểu hiện:

Kết quả = Doanh thu - Chi phí

Đối với các tổ chức hoạt động phi mục tiêu lợi nhuận như đơn vị sự nghiệp

công các mối quan hệ tổng hợp và cân đối tổng thể gồm:

Mối quan hệ cân đối tổng thể về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí.

Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau = Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sanh + Kinh phí thực nhận kỳ này - Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết tốn - Kinh phí giảm kỳ này

Mối quan hệ cân đối thu chi, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp được biểu hiện: Chênh lệch thu chi trong kỳ = Thu trong kỳ - Chi trong kỳ.

Ngoài các mối quan hệ cân đối tổng thể, kế tốn cịn có các mối quan hệ cân

đối bộ phận, chúng là mối quan hệ cân đối từng mặt, từng bộ phận tài sản của đơn vị như cân đối nhập xuất tồn vật tư hàng hóa, cân đối thu – chi - tồn quỹ tiền mặt…

1.2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.

Phương pháp tổng hợp và cân đối kế tốn trình bày một cách tổng quát, tồn

diện tình hình tài chính của đơn vị kế toán gồm tài sản, nguồn vốn hoặc nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh nhất định. Phương pháp tổng hợp cân

đối kế tốn mà hình thức biểu hiện là các báo cáo kế tốn, cung cấp các thơng tin kinh

đánh giá năng lực và thực trạng tài chính của đơn vị trong kỳ hoạt động đã qua và

những dự đốn cho tương lai. Thơng tin được phản ánh trên các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động hoặc các quyết định đầu tư của chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các chủ nợ, nhà nước… Đồng thời báo cáo tài chính cịn là cơ sở cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, phát hiện các tiềm năng chưa được sử dụng,

đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm động viên khả năng tiềm tàng, cải tiến công tác

quản lý ở đơn vị kế toán.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 101 -103 )

×