Nội dung, kết cấu bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 105 - 108)

CHƯƠNG V : PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

4. Bảng cân đối kế toán

4.2. Nội dung, kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế tốn là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế tốn, phản ánh tổng qt tình hình tài sản của đơn vị theo hai cách phân loại: tài sản và nguồn vốn, tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ.

Bảng cân đối kế tốn tổng hợp và trình bày một cách tổng qt, tồn diện tình hình tài sản, cơng nợ, vốn chủ sở hữu của đơn vị tại một thời điểm nhất định sau một kỳ kế toán. Thời điểm lập bảng cân đối kế toán thường là sau một kỳ kinh doanh có thể là quý, năm.

Bảng cân đối kế tốn cung cấp các thơng tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc

đánh giá tình trạng tài sản, tình trạng tài chính sau kỳ hoạt động đã qua. Thông tin của

bảng cân đối kế toán rất cần thiết cho chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, nhà nước, ngân

hàng, người cung cấp… để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý.

Nội dung của bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản của đơn vị theo hai cách phân loại tài sản và nguồn vốn nên được chia làm 2 phần.

Phần tài sản: Bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành từng loại

mục, khoản phản ánh tình trạng của tài sản và cơ cấu của tài sản.

Về mặt kinh tế số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế bên tài sản phản ánh tổng

quát năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Về mặt pháp lý số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế này phản ánh giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đang chiếm hữu và sử dụng cho hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.

Phần nguồn vốn: Bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành từng

loại, mục, khoản phản ánh tình trạng của nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn.

Về mặt kinh tế, số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế bên nguồn vốn phản ánh tổng qt tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lý số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế này phản ánh trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước chủ đầu tư và chủ nợ về các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu trình bày trong bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:

1 Tiền và các khoản tương đương tiền. 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác 4. Hàng tồn kho

5. Tài sản ngắn hạn khác 6. Tài sản cố định hữu hình

7. Tài sản cố định vơ hình

8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 10. Tài sản dài hạn khác

11. Vay ngắn hạn

12. Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác 13. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

14. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác 15. Các khoản dự phòng

16. Phần sở hữu của cổ đơng thiểu số 17. Vốn góp

18. Các khoản dự trữ

19. Lợi nhuận chưa phân phối

Ngồi ra các thơng tin khác phải được trình bày trong bảng cân đối kế tốn khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của đơn vị.

Bảng cân đối kế toán kết cấu thành các cột, gồm có cột chỉ tiêu phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, cột thuyết minh để giải thích cụ thể nội dung một số chỉ tiêu trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cột mã số để mã hóa các chỉ tiêu, cột số đầu năm để phản ánh tình trạng tài sản và nguồn vốn ở thời điểm đầu năm, cột số cuối kỳ để phản ánh tình trạng tài sản và nguồn vốn ở thời điểm cuối kỳ.

Bảng cân đối kế tốn có hai kiểu kết cấu:

* Kết cấu kiểu 1 bên: Mẫu bảng cân đối kế toán kết cấu kiểu 1 bên Bảng 5.1.: Mẫu bảng cân đối kế toán kết cấu 1bên

Bảng cân đối kế toán

Đến ngày… tháng … năm Đơn vị tính:..... Tài sản số Thuyết minh Số đầu năm Số CK Loại A: Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

… …

Loại B: Tài sản dài hạn

I. TSCĐ hữu hình

… …

Tổng cộng tài sản

* Kết cấu kiểu 2 bên: Mẫu bảng cân đối kế toán kết cấu kiểu 2 bên: Bảng 5.2: Mẫu bảng cân đối kế toán kết cấu 2 bên

Bảng cân đối kế toán

Đến ngày… tháng … năm Đơn vị tính:..... Tài sản số Thuyết minh Số đầu năm Số CK Nguồn vốn số Thuyết minh Số đầu năm Số CK Loại A: Tài sản ngắn hạn Loại A: Nguồn vốn phải trả I. Tiền và các khoản tương đương tiền I. Nợ ngắn hạn

II. Đầu tư

ngắn hạn 1.Vay ngắn hạn … … … … Loại B: Tài sản dài hạn Loại B: Vốn chủ sở hữu I. TSCĐ hữu hình I. Nguồn vốn … 1. Nguồn vốn KD … ….

Tổng cộng tài sản

Tổng cộng nguồn vốn

Về nguyên tắc sắp xếp các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán căn cứ: - Mối quan hệ tài trợ giữa tài sản và nguồn vốn.

- Các chỉ tiêu bên tài sản được sắp xếp theo tính chất lưu động giảm dần của tài sản

- Các chỉ tiêu bên nguồn vốn được sắp xếp theo tính thanh khoản của nguồn vốn giảm dần.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)