Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 113 - 114)

CHƯƠNG V : PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

4. Bảng cân đối kế toán

4.5. Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán

Trong hệ thống thông tin của kế toán, phương pháp tài khoản kế toán được coi là bộ xử lý thông tin trung tâm của hệ thống kế tốn. Thơng tin đơn lẻ, cá thể về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ chứng từ kế toán được xử lý qua phương pháp tài khoản sẽ trở thành thông tin tổng hợp về tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế

tốn. Để thơng tin này trở nên thơng dụng và hữu ích với người sử dụng thì chúng phải được trình bày trên bản báo cáo theo những yêu cầu và nguyên tắc nhất định. Phương

pháp tổng hợp cân đối kế tốn là q trình tiếp theo của hệ thống thơng tin kế tốn,

chúng được coi là quá trình cung cấp thơng tin “đầu ra” của kế tốn. Trong chu trình

thơng tin của kế tốn nếu tài khoản là nơi xử lý thơng tin thì tổng hợp cân đối kế tốn

là nơi truyền tải thơng tin đến cho người sử dụng. Tài khoản kế toán và bảng cân đối

kế tốn đều phản ánh tình trạng đối tượng kế toán song ở phạm vi mức độ khác nhau. Bảng cân đối kế toán phản ánh đối tượng kế toán ở trạng thái tĩnh tại một thời điểm, cịn tài khoản kế tốn phản ánh đối tượng kế toán ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái vận

động, là thơng tin của cả q trình. Do đó giữa tài khoản kế tốn và bảng cân đối kê

tốn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chu trình thơng tin thơng suốt của kế toán. Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán là quan hệ về số liệu, biểu hiện:

- Mỗi chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều được mở một tài khoản hoặc một số tài khoản để phản ánh tình hình và sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, tên gọi của các chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều tương ứng và phù hợp với nội dung kinh tế của các đối tượng kế toán mà chúng phản ánh trên tài khoản.

- Đầu niên độ kinh doanh khi mở các tài khoản kế tốn để theo dõi tình hình và sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, số dư đầu kỳ của các tài khoản kế tốn có thể căn cứ vào số dư cuối kỳ ở bảng cân đối kế toán kết thúc niên độ kinh doanh trước

để ghi hoặc để kiểm tra.

- Cuối kỳ kinh doanh căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán để lập bảng cân đối kế toán ở cuối kỳ theo nguyên tắc số dư cuối kỳ các tài khoản tài sản được xếp vào các chỉ tiêu bên tài sản của bảng cân đối, số dư cuối kỳ các tài khoản

nguồn vốn được xếp vào các chỉ tiêu bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)