0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 26 -27 )

CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán

1.1. Khái niệm:

Quá trình hoạt động của các đơn vị là tổng hoà của các hoạt động cụ thể phát sinh làm cho tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị biến động – các nghiệp vụ kinh tế. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế, phát sinh ở thời gian, địa điểm khác nhau và tác động đến sự biến động của tài sản, nguồn hình thành tài sản theo các chiều hướng và mức độ khác nhau. Để quản lý các loại tài sản, điều hành hoạt động của đơn vị các nhà quản lý phải có thơng tin đầy

đủ, chính xác, kịp thời về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản

lý, kế toán là một công cụ quản lý ở đơn vị cần thiết phải thực hiện chứng từ hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tức là phải lập chứng từ cho từng nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và tổ chức thông tin phục vụ công tác quản lý của các bộ phận trong đơn vị. Nói cách khác phải thực hiện phương pháp chứng từ kế toán.

Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán và tổ chức xử lý, luân chuyển chứng từ để phục vụ công tác quản lý và cơng tác kế tốn.

Nội dung của phương pháp chứng từ kế toán:

- Lập các chứng từ kế toán để chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành:

Chứng từ kế toán là giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hồn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Lập chứng từ kế toán là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành vào các chứng từ theo thời gian và địa điểm phát sinh.Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính và phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng quy định.

- Tổ chức thông tin: các bản chứng từ là vật mang thông tin, để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý và cơng tác kế tốn, các bản chứng từ phải được xử lý, chuyển giao cho các bộ phận có liên quan theo yêu cầu quản lý của từng nghiệp vụ kinh tế.

Nội dung phương pháp chứng từ kế tốn trong cơng tác kế toán của đơn vị được biểu hiện cụ thể thông qua hệ thống các chứng từ và kế hoạch luân chuyển chứng từ kế toán.

1.2. Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán

Với nội dung và hình thức biểu hiện phương pháp chứng từ kế tốn có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác quản lý và cơng tác kế tốn của đơn vị.

Phương pháp chứng từ kế tốn là phương pháp thích hợp với tính đa dạng của

các nghiệp vụ kinh tế. Nhờ phương pháp chứng từ mà đảm bảo thu thập đầy đủ, kịp thời được mọi thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh gây ra sự biến

động tài sản và nguồn vốn của đơn vị theo thời gian và địa điểm phát sinh.

Nhờ phương pháp chứng từ mà góp phần quản lý chặt chẽ tài sản của đơn vị, tránh các hiện tượng tuỳ tiện trong nhập, xuất vật tư, hàng hoá, trong thu chi tiền tệ,

ngăn chặn kịp thời các hiện tượng, hành động xâm phạm tài sản, vi phạm chính sách

kinh tế, tài chính, chế độ thể lệ về quản lý.

Phương pháp chứng từ kế toán với hệ thống các bản chứng từ nó là cơ sở để

kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hoạt động kinh tế phát sinh. Là cơ sở kiểm tra việc chấp hành chính sách, chế độ thể lệ về kinh tế tài chính, việc chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, là cơ sở để xác định trách nhiệm vật chất của cá nhân, bộ phận với tài sản và quá trình hoạt động của đơn vị. Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý của mọi thơng tin kế tốn, là cơ sở để giải quyết mọi khiếu nại, tranh chấp khi cần thiết.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 26 -27 )

×