0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Hệ thống bảng tổng hợp và cân đối kế toán

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 103 -104 )

CHƯƠNG V : PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

2. Hệ thống bảng tổng hợp và cân đối kế toán

Hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là hệ thống các bảng tổng hợp cân đối kế toán (hệ thống báo cáo kế toán) chia làm hai loại hệ thống các bảng tổng hợp và cân đối tổng thể và hệ thống các bảng tổng hợp và cân đối bộ phận.

Hệ thống bảng tổng hợp và cân đối tổng thể (báo cáo tài chính): được xây dựng

trên cơ sở các quan hệ cân đối tổng thể để cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình

tài chính, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng tiền của đơn vị kế toán nhằm phục vụ cho việc đưa ra các quyết định kinh tế. Thông tin báo cáo tài chính cung cấp gồm tài sản, nguồn vốn hoặc kinh phí, thu, chi, kết quả và các luồng tiền.

Hệ thống báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo công khai thống nhất tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.

Theo hệ thống kế tốn Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị sự nghiệp gồm các báo cáo chủ yếu như tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng, báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và họat động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính.

Hệ thống bảng tổng hợp và cân đối bộ phận (báo cáo quản trị) được xây dựng

trên cơ sở các quan hệ tổng hợp cân đối bộ phận, đây là hệ thống báo cáo hướng dẫn được lập theo yêu cầu quản trị đơn vị kế tốn, thơng tin trên các báo cáo này chủ yếu

là phục vụ cho nhu cầu quản trị và điều hành tổ chức. Do đó hệ thống báo cáo này khi lập không phải tuân thủ theo các quy định bắt buộc mà nó được lập tùy thuộc vào nhu cầu cung cấp và sử dụng thơng tin ở từng đơn vị.

Ví dụ: Báo cáo công nợ, báo cáo TSCĐ, báo cáo tồn kho…

Các bảng tổng hợp và cân đối kế toán được thiết kế về nội dung và hình thức phù hợp với các quy định của kế toán và phải đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, do nội dung thông tin cần cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau nên mỗi một báo cáo sẽ có cấu trúc và nội dung riêng. Để nghiên cứu sâu hơn chúng ta sẽ xem xét một báo cáo kế toán tiêu biểu của doanh nghiệp là bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 103 -104 )

×