Kế toán quá trình tiêu thụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 85 - 91)

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

2. Kế tóan các quá trình kinh tế chủ yếu

2.3. Kế toán quá trình tiêu thụ

2.3.1. Nhiệm vụ của kế toán quá trình tiêu thụ hàng hóa.

Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm đáp ứng những sản phẩm, hàng hóa hữu ích cho nhu cầu xã hội. Thực hiện hoạt động tiêu thụ, đơn vị bán sẽ xuất giao hàng cho đơn vị mua ( khách hàng), đơn vị mua hàng có trách nhiệm phải thanh toán cho đơn vị bán số tiền mua hàng theo giá mà hai bên đã thỏa thuận. Trong điều kiện

nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, hoạt động tiêu thụ hàng hóa của các đơn vị sản xuất kinh doanh phải đáp ứng được nhu cầu sản phẩm, hàng hóa cho xã hội và phải đạt được doanhthu đảm cho đơn vị tồn tại và phát triển.

Quá trình tiêu thụ là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lao động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của XH. Kết thúc quá trình tiêu thụ, DN được quyền sở hữu về tiền tệ,

mất quyền sở hữu về hàng hóa.

Kế toán được ghi nhận doanh thu bán hàng khi: - Doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hóa

- Doanh nghiệp đã thu tiền hoặc có quyền thu tiền ở khách hàng về số hàng đã giao.

Các phương thức thanh toán tiền bán hàng:

- Phương thức thanh toán trực tiếp: là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu

về hàng hóa sẽ được chuyển giao đồng thời với quyền sở hữu về tiền tệ gồm thanh toán

bằng tiền mặt, tiền tạm ứng.

- Phương thức thanh tóan chậm trả: là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu

về tiền tệ được chuyển giao sau một thời gian quyền sở hữu về hàng hóa.

Giá cả hàng hóa trong khâu bán: giá bán của hàng được xác định theo giá thị trường

(là giá thỏa thuận giữa người mua và người bán trong điều kiện thị trường cụ thể, được ghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng) và là giá bán thực tế.

Để thực hiện hoạt động tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội, đạt được doanh thu cao, các đơn vị phải xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó có kế hoạch tiêu thụ hàng hóa một cách khoa học trên cơ sở tính toán

nhu cầu xã hội, tính toán đầy đủ, chính xác các khoản chi phí và kết quả trong quá

trình hoạt động SXKD. Vì vậy, trong khâu tiêu thụ hàng hóa, kế toán cần thực hiện

những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Phản ánh, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của đơn vị

về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn thanh toán. Trên cơ sở đó, đề xuất,

kiến nghị, định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Phản ánh chính xác kịp thời tình hình thu hồi tiền bán hàng, tình hình công nợ

và thanh toán công nợ phải thu ở người mua về hàng hóa đã bán.

- Tính toán, đúng đắn giá vốn hàng xuất bán, các khoản thuế phải nộp cho nhà nước, xác định kết quả bán hàng.

2.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng:

Để kế toán quá trình tiêu thụ hàng hóa, kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau:

- TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản này dùng để

phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ và kết

chuyển doanh thu bán hàng thuần để xác định kết quả. Nội dung và kết cấu của TK 511 như sau:

Bên Nợ: - Số thuế xuất khẩu, thuế TTĐB phải nộp của số hàng đã bán. - Các khoản hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán - Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ để xác định kết

quả.

Bên Có: Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh

trong kỳ.

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư.

- Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: TK này dùng để phản ánh trị giá vốn của

thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ xuất bán trong kỳ và kết chuyển giá vốn để xác định

kết quả. Nội dung và kết cấu của TK 632 như sau:

Bên Nợ: Trị giá vốn hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã xác định tiêu thụ theo

Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ vào tài khoản xác định kết quả.

Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư.

- TK 131 “Phải thu của khách hàng”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của khách hàng về tiền bán hàng hóa, thành phẩm,

dịch vụ. Nội dung và kết cấu của TK 131 như sau:

Bên Nợ: - Khoản phải thu ở người mua phát sinh trong kỳ về bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ.

- Tình hình thanh toán với người mua về các khoản ứng trước.

Bên Có: - Số tiền khách hàng đã thanh toán

- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng

Số dư cuối kỳ bên Nợ: Khoản phải thu của người mua hiện còn cuối kỳ

Số dư cuối kỳ bên Có: Số tiền khách hàng ứng trước hoặc trả thừa đến cuối kỳ

Khoản phải thu khách hàng phản ánh trên TK 131 cần được hạch toán chi tiết

cho từng đối tượng phải thu. Khi lập Bảng cân đối kế toán để đảm bảo phản ánh thông

tin trung thực về công nợ kế toán phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu

của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu thuộc phần “Tài sản” và “Nguồn vốn”

Ngoài ra kế toán cũng sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 111 “Tiền mặt”, Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”, Tài khoản 331 “Thuế GTGT phải nộp”, Tài khoản

155 “Thành phẩm”, Tài khoản 156 “Hàng hóa”,… 2.3.3. Cách ghi chép một số nghiệp vụ

Khi xuất kho giao hàng hóa cho khách: Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, Phiếu

thu, phiếu chi, báo Có của ngân hàng, kế toán phản ánh doanh thu và ghi: Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Có TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”: Thuế GTGT phải nộp của hàng bán Đồng thời căn cứ phiếu xuất kho kết chuyển giá vốn hàng bán, kế toán ghi:

Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” Có TK 156 “Hàng hóa”

Hoặc Có TK 155 “Thành phẩm”

Trị giá vốn hàng bán

Khi thu được tiền của khách hàng căn cứ phiếu thu, báo có của ngân hàng, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 “Phải thu của khách hàng” Số tiền thu khách hàng Trường hợp người mua ứng tiền trước:

+ Khi nhận tiền ứng trước của người mua, căn cứ phiếu thu, báo Có của ngân hàng, kế

toán ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 “Phải thu của khách hàng” Số tiền khách hàng ứng trước

+ Khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua về các khoản ứng trước, căn cứ hóa đơn

bán hàng kế toán ghi:

Nợ TK 131 “Phải thu khách hàng”: tổng giá thanh toán

Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Dthu theo giá bán không có thuế GTGT

Có TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”: Thuế GTGT phải nộp của hàng bán

Đồng thời căn cứ phiếu xuất kho kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”

Có TK 156 “Hàng hóa”

Hoặc Có TK 155 “Thành phẩm”

Trị giá vốn hàng bán

- Cuối kỳ, kế toán khấu trừ thuế GTGT:

Nợ TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”

Có TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”

- Xác định số thuế GTGT phải nộp của số hàng đã được tiêu thụ

Thuế GTGT

phải nộp =

Thuế GTGT

(thuế đầu ra)

trong kỳ

-

Thuế GTGT được khấu trừ

(thuế đầu vào) traong kỳ

- Khi doanh nghiệp nộp thuế GTGT, căn cứ phiếu chi, báo Nợ của ngân hàng kế toán

ghi:

Nợ TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”

Có các TK 111, 112

Số tiền nộp thuế

Kế toán quá trình tiêu thụ được thể hiện qua sơ đồ 4.4:

TK 155, 156 TK 632 TK 911 TK 511 TK 111, 112 Trị giá vốn hàng bán Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu Doanh thu bán hàng (Giá không có thuế GTGT) TK 133 Khấu trừ thuế GTGT TK 333

TK 112

Nộp thuế

Thuế GTGT phải nộp

của hàng bán

Sơ đồ 4.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình tiêu thụ

Ví dụ 4.3: Tại doanh nghiệp thương mại X có tài liệu sau:

1. Xuất kho một lô hàng bán cho doanh nghiệp M:

- Hàng A: 1.500 chiếc, giá bán chưa thuế: 80.000đ/ chiếc

- Hàng B: 2.200 một, giá bán chưa thuế: 100.000đ/ một

Thuế GTGT của hai loại hàng trên là 10%

Tiền bán hàng của công ty M đã trả bằng tiền mặt 200 triệu đồng, số còn lại chưa thanh toán. Biết giá xuất kho của hàng A là 60.000đ/chiếc, hàng B là

75.000đ/một

2. Xuất kho một đợt hàng bán cho Công ty N:

- Hàng C: số lượng 200, đơn giá xuất kho: 155.000đ, đơn giá bán chưa thuế 185.000đ

Công ty N đã nhận nợ số hàng trên.

3. Nhận được tiền của công ty N chuyển trả về lô hàng ở nghiệp vụ 2 qua TK tiền gửi ngân hàng (đã báo Có).

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và phản ánh vào tài khoản kế toán theo sơ đồ tài khoản chữ T.

Giải: (Đơn vị tính: 1000đ)

1. Căn cứ hoá đơn GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và ghi: Nợ TK 111: 200.000

Nợ TK 131(cty M): 174.000 Có TK 511: 340.000 Có TK 3331: 34.000

Kết chuyển giá vốn hàng bán kế toán ghi:

Nợ TK 632: 255.000

Có TK 156: 255.000

(Chi tiết hàng A: 1.500 x 60.000 = 90.000) (Chi tiết hàng B: 2.200 x 75.000 = 165.000)

2. Căn cứ hoá đơn GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và ghi: Nợ TK 131 (Cty N): 40.700

Có TK 511: 37.000 (= 200 x 185.000) Có Tk 3331: 3.700

Kết chuyển giá vốn hàng bán, kế toán ghi;

Nợ TK 632: 31.000 (= 200 x 155.000) Có TK 156: chi tiết hàng C: 31.000 3. Căn cứ báo có của ngân hàng kế toán ghi:

Nợ TK 112: 40.700 Có TK 131: (chi tiết cty N): 40.700 Phản ánh vào TK kế toán TK 111 "Tiền mặt" SDĐK: xxx (1) 200.000 SPS:200.000 SDCK:xxx

TK 112"Tiền gửi ngân hàng"

SDĐK: xxx (3) 40.700 SPS: 40.700 SDCK: xxx TK 156 "Hàng hoá" SDĐK: xxx 255.000 (1) 31.000(2) - SPS:286.000 SDCK:xxx TK 156 "Hàng hoá" chi tiết hàng A SDĐK: xxx (1) 90.000 SPS: 90.000 SDCK: xxx TK 156"Hàng hoá" chi tiết hàng B SDĐK: xxx (1) 165.000 SPS:165.000 SDCK:xxx TK 156 "Hàng hoá"Chi tiết hàng C SDĐK: xxx (2) 31.000 SPS: 31.000 SDCK: xxx

TK 131 "Phải thu của KH"

SDĐK: xxx

(1) 174.000 (2) 40.700 40.700(3) SPS:214.700 40.700 SDCK:xxx SDĐK: xxx (1) 174.000 SPS: 174.000 SDCK: xxx

TK 131"Phải thu của KH"cty N

SDĐK: xxx (2) 40.700 40.700(3) SPS:40.700 SPS: 40.700 SDCK:xxx TK 3331"thuế GTGT phải nộp" SDĐK: xxx 34.000 (1) 3.700(2) SPS: 37.700 SDCK: xxx

TK 511"Doanh thu bán hàng và cung cấp DV" (1) 340.000 (2) 37.000 SPS:377.000 SDCK:xxx TK 632"Giá vốn hàng bán" (1) 255.000 (2) 31.000 SPS: 286.000 SDCK: xxx

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)