Nguyên tắc và phương pháp chung lập bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 112 - 113)

CHƯƠNG V : PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

4. Bảng cân đối kế toán

4.4. Nguyên tắc và phương pháp chung lập bảng cân đối kế toán

Để lập bảng cân đối kế toán được dễ dàng, nhanh chóng và trung thực, trước hết

phải hồn tất việc ghi sổ kế tốn, tiến hành khoá sổ tài khoản, kiểm tra, đối chiếu số liệu kế tốn giữa các sổ kế tốn có liên quan để đảm bảo tính khớp đúng của số liệu giữa các sổ kế tốn. Tiếp đó, căn cứ vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và các số dư cuối kỳ của tài khoản để phản ánh theo nguyên tắc:

Số dư bên Có của tài khoản sẽ được ghi vào bên "Nguồn vốn"

Đối với một số tài khoản vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có (các tài

khoản thanh toán như TK phải thu của khách hàng, phải trả cho người bán...) tuyệt đối

không được bù trừ số dư mà căn cứ vào số dư chi tiết của từng khách nợ, chủ nợ, tổng

hợp riêng số dư Nợ, số dư Có để ghi vào các chỉ tiêu cho phù hợp hai bên "Tài sản" và "Nguồn vốn". Khi lập bảng cân đối kế toán, cần lưu ý một số trường hợp ngoại lệ sau: Các tài khoản "Dự phịng nợ phải thu khó đòi" "Hao mòn tài sản cố định" mặc dù có số dư bên Có nhưng được ghi bên "Tài sản" bằng cách ghi đỏ hoặc đặt trong ngoặc đơn. Cách ghi này nhằm giúp cho kế tốn xác định chính xác giá trị thực của tài sản.

Các tài khoản "Chênhh lệch đánh giá lại tài sản" "Lợi nhuận chưa phân phối"...có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có nhưng được ghi bên "Nguồn vốn". Nếu dư bên Có thì ghi bình thường. Trường hợp dư bên Nợ phải ghi đỏ để xác định đúng tổng số nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)