CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
2. Kế tóan các quá trình kinh tế chủ yếu
2.1. Kế toán quá trình cung cấp
2.1.1. Nhiệm vụ kế tốn q trình cung cấp
Để đảm bảo cho quá trình hoạt động của đơn vị được tiến hành thường xuyên,
liên tục, không bị gián đoạn, các đơn vị phải có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ nhất
định. Bởi vậy, đơn vị phải xây dựng kế hoạch mua vật tư, hàng hóa và kế hoạch sử
dụng vật tư, hàng hóa một cách khoa học, cụ thể, phù hợp với quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất cho đơn vị.
Quá trình cung cấp là khâu khởi đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, là quá trình tài sản của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa (T –H). Đơn vị có quyền sở hữu về hàng hóa và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc phải có trách nhiệm thanh tóan tiền hàng.
Quá trình mua hàng của doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức khác nhau:
- Phương thức mua hàng trực tiếp: căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, doanh
nghiệp cử cán bộ mang giấy ủy nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán để nhận hàng theo
quy định trong hợp đồng hoặc để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất, tại thị trường
và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng về doanh nghiệp.
- Phương thức chuyển hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng ký kết hoặc đơn đặt hàng, chuyển hàng tới cho bên mua và giao hàng tại địa điểm do bên mua quy định
trước.
Hàng mua được ghi nhận nếu đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải thông qua mua bán và thanh toán tiền hàng theo một phương thức nhất
định.
- Doanh nghiệp phải nắm được quyền sở hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có nghĩa vụ thanh tốn cho nhà cung cấp.
Hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong quá trình cung cấp bao gồm việc mua hàng, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng mua về đến kho đơn vị và xác định số thuế phải nộp về hàng mua ( nếu có). Các khoản chi phí này cấu thành nên trị giá thực tế của vật tư, hàng hóa mua về nhập kho. Theo nguyên tắc giá gốc, trị giá thực tế của
hàng mua được xác định như sau:
Giá mua thực tế của hàng hóa = Trị giá mua của hàng hóa + Chi phi phát sinh trong quá trình mua + Thuế phải nộp (khơng được hồn lại nếu có) - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua
Giá thực tế của hàng mua là giá khơng có thuế GTGT được khấu trừ ( DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Để quản lý quá trình cung cấp có hiệu quả, kế tốn cần thực hiện tốt các nhiệm
vụ sau:
- Phản ánh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng về chủng loại, số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất, thời gian, giá cả … đảm bảo cho quá trình cung cấp đáp ứng được nhu cầu về vật tư, hàng hóa phục vụ cho q trình hoạt
động của đơn vị đồng thời tăng nhanh vòng quay vốn lưu động.
- Tổng hợp đúng đắn, chính xác, đầy đủ và kịp thời các khoản chi phí cấu thành nên giá của hàng mua vào, tính tốn đúng đắn, chính xác, kịp thời trị giá thực tế của từng loại hàng nhập kho, cung cấp tài liệu phục vụ kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng, phục vụ tính tốn trị giá thực tế của hàng xuất kho.
2.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
Kế tốn q trình cung cấp trong các đơn vị, căn cứ vào chứng từ phản ánh quá trình mua hàng đã được kiểm tra hợp lệ hợp pháp kế toán phản ánh tổng hợp trên các
tài khoản chủ yếu sau:
+ TK 156 “Hàng hóa”: Tài khỏan này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hóa bất động sản. Nội dung, kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Trị giá thực tế hàng hóa nhập kho trong kỳ Bên Có: Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho trong kỳ
Số dư Nợ: Phản ánh trị gía thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
Để thực hiện kế tốn chi tiết doanh nghiệp có thể sử dụng các tài khoản cấp 2
của tài khoản 156 là TK 1561 “Giá mua hàng hóa”, TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”, TK 1567 “Hàng hóa bất động sản” và các sổ chi tiết hàng hóa được mở cho từng loại hàng, nhóm hàng, kho hàng.
+ TK331 “Phải trả cho người bán”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh tốn về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán về vật tư,
hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Nội dung, kết cấu
của TK 331 như sau:
Bên Nợ: - Số tiền đã trả người bán trong kỳ
- Số tiền đơn vị đặt trước tiền mua hàng
Bên Có: - Số tiền phải trả người bán phát sinh trong kỳ
- Trị giá hàng hóa đã nhận có liên quan đến số tiền đặt trước
Số dư Nợ: Phản ánh số tiền đặt trước hoặc trả thừa người bán hiện còn cuối kỳ
+ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh
nghiệp. Nội dung, kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại trong kỳ
Số dư Nợ: - Số thuế GTGT còn được khấu trừ
- Số thuế GTGT được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn.
Ngoài ra, kế tốn cịn sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 151 “Hàng mua
đang đi đường”, TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”,
Tài khoản 111 “Tiền mặt”, Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”, Tài khoản 141 “Tạm
ứng”…
2.1.3. Cách ghi chép một số nghiệp vụ chủ yếu.
- Khi mua hàng về nhập kho trong tháng, căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156: Trị giá mua chưa thuế.
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”: Thuế GTGT đầu vào Có các TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán.
- Trường hợp mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về nhập kho, căn cứ hóa
đơnGTGT kế tốn ghi:
Nợ TK 151 “Hàng mua đang đi đường”: Trị giá mua chưa thuế Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”: Thuế GTGT đầu vào Có các TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán
- Trường hợp mua hàng đang đi đường tháng trước, tháng này về nhập kho căn cứ phiếu nhập kho kế toán ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156: Trị giá thực tế hàng mua Có TK 151 “Hàng mua đang đi đường”
- Khi trả tiền cho người bán, căn cứ chứng từ thanh toán tiền hàng kế toán ghi: Nợ TK 331 “Phải trả người bán”: Tổng giá thanh toán
Có các TK 111, 112
- Khi đặt trước tiền hàng cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331 “ Phải trả người bán”: Số tiền đặt trước Có các TK 111, 112
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ kế tốn tổng hợp q trình cung cấp;
TK 111, 112, 141, 311, 331 TK 156 Trị giá thực tế hàng mua nhập kho
TK 13
TK 15
Trị giá thực tế hàng
mua đang đi đường
Trị giá thực tế hàng
mua đang đi đường
về
Ví dụ 4.1: Tại doanh nghiệp Z có tài liệu về quá trình cung cấp như sau: (ĐVT:
1.000đ)
1. Mua một lô hàng giá mua chưa thuế 100.000, thuế GTGT 10%. Tiền hàng
chưa thanh toán, số hàng trên đã về nhập kho ½, số còn lại cuối kỳ chưa về nhập kho.
2. Mua một số công cụ dụng cụ giá chưa thuế 15.000, thuế GTGT 10%, tiền hàng thanh tốn bằng séc (đã có giấy báo Nợ). Hàng đã về nhập kho đủ.
3. Mua một lô nguyên vật liệu giá chưa thuế 20.000, thuế GTGT 10%, tiền hàng
đã thanh toán bằng tiền cán bộ tạm ứng. Hàng nhập kho đủ.
4. Nhập kho lô hàng mua tháng trước trị giá chưa thuế 60.000.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và phản ánh vào tài khoản kế toán
theo sơ đồ tài khoản chữ T.
Giải:
1. Căn cứ hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho, kế tốn ghi: Nợ TK 156: 50.000
Nợ TK 151: 50.000 Nợ TK 133: 10.000 Có TK 331: 110.000
2. Căn cứ hóa đơn GTGT và giấy báo Nợ, kế toán ghi: Nợ TK 153: 15.000
Nợ TK 133: 1.500
Có TK 112: 16.500
3. Căn cứ hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho và giấy thanh toán tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ TK 152: 20.000 Nợ TK 133: 2.000
Có TK 141: 22.000
4. Căn cứ Phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 156: 60.000
Có TK 151: 60000 Phản ánh vào TK kế tốn:
TK 151 " Hàng mua đang đi đường"
SDĐK: xxx (1) 50.000 60.000 (4) PS: 50.000 60.000 SDCK: xxx TK 152 "Nguyên vật liệu" SDĐK: xxx (3) 20.000 PS: 20.000 - SDCK: xxx TK 153 " Công cụ, dụng cụ" SDĐK: xxx (1) 15.000 PS: 15.000 - SDCK: xxx TK 156 "Hàng hoá" SDĐK: xxx (1) 50.000 (4) 60. 000 PS: 110.000 - SDCK: xxx
TK 112 " Tiền gửi ngân hàng"
SDĐK: xxx (2) 16.500 PS: 16.500 - SDCK: xxx TK 141 "Tạm ứng" SDĐK: xxx (3) 22.000 PS: 22.000 - SDCK: xxx
TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ"
SDĐK: xxx (1) 10.000 (2) 1.500 (3) 2.000 PS: 13.500 - SDCK: xxx
TK 331 "Phải trả cho người bán"
SDĐK: xxx (1) 110.000
- PS: 110.000