0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Cách ghi chép vào tài khoản

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 40 -44 )

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

3. Cách ghi chép vào tài khoản

Để phản ánh sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các quá trình sản xuất kinh

doanh của đơn vị vào các tài khoản kế tốn, có hai phương pháp ghi chép là: phương

pháp ghi đơn trên tài khoản kế toán và ghi kép trên tài khoản kế toán

3.1. Phương pháp ghi đơn.

Ghi đơn trên tài khoản kế toán là phương thức phản ánh riêng rẽ, độc lập sự

biến động của từng mặt, từng bộ phận của tài sản do nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra vào từng tài khoản riêng biệt.

Ví dụ: Doanh nghiệp thuê ngịai một TSCĐ hữu hình của Cơng ty A ngun giá

100.000.000 đồng.

Nghiệp vụ này kế toán ghi đơn vào bên Nợ tài khoản “TSCĐ thuê ngoài” phản

ánh TSCĐ thuê ngoài tăng trong kỳ.

Nợ TK “TSCĐ thuê ngoài” : 100.000.000

Khi doanh nghiệp trả TSCĐ thuê ngồi cho Cơng ty A thì kế tốn ghi đơn vào bên Có tài khoản “TSCĐ th ngồi” phản ánh nguyên giá tài sản cố định thuê ngoài giảm.

Có TK “TSCĐ th ngồi”: 10.000.000

Áp dụng phương pháp ghi đơn trên tài khoản có ưu điểm thực hiện đơn giản, dễ

làm. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp ghi đơn là chỉ phản ánh, kiểm tra và giám sát được sự vận động riêng rẽ, độc lập của bản thân từng đối tượng kế toán cụ

thể. Ghi đơn trên tài khoản kế tốn khơng thể hiện được mối quan hệ khách quan giữa

các đối tượng kế tốn khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, do đó khơng chỉ rõ nguyên

nhân biến động của các đối tượng kế toán.

Phạm vi áp dụng: Ghi đơn thực hiện trong các trường hợp sau:

- Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản ngoài bảng.

- Ghi chép phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản chi tiết. Ghi chép vào tài khoản chi tiết chỉ là ghi số liệu cụ thể hóa số liệu đã ghi ở tài khoản tổng hợp (tài khoản cấp I).

3.2. Phương pháp ghi kép.

Trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị phát sinh các nghiệp vụ kinh tế khác nhau. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn phản ánh một nội dung kinh tế nhất định và liên quan ít nhất đến hai đối tượng kế tốn có liên quan. Mỗi một đối tượng kế tốn sẽ có một tài khoản kế toán mở ra theo dõi, ghi chép và phản ánh. Do đó để phản ánh mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán khi

nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì mỗi nghiệp vụ kinh tế cần được ghi vào ít nhất hai tài khoản kế tốn, nói cách khác đó chính là thực hiện ghi kép trên tài khoản kế toán.

Ghi kép trên tài khoản kế toán là phương thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản kế tốn có liên quan theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán.

Để ghi kép, kế toán phải tiến hành định khoản kế toán.

Định khoản kế toán là việc xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để phản

ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán.

Định khoản kế toán tiến hành qua hai bước:

Bước 1: Phân tích nội dung nghiệp vụ kinh tế xác định đối tượng kế toán chịu

ảnh hưởng từ đó xác định tài khoản kế tốn cần sử dụng.

Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến

các đối tượng kế toán và căn cứ vào kết cấu chung của tài khoản kế toán để xác định

tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có.

Ví dụ 4.1: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 70.000.000 đồng.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hai đối tượng kế toán là tiền mặt trong quỹ và tiền gửi ngân hàng. Cả hai đối tượng này đều là tài sản do đó tài khoản phản ánh chúng sẽ là tài khoản tài sản.

Khi rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt làm cho tiền mặt trong quỹ

tăng lên mà theo kết cấu của tài khoản Tài sản số phát sinh tăng sẽ được ghi ở bên Nợ. Đồng thời làm cho tiền gửi ở ngân hàng giảm đi mà theo kết cấu tài khoản Tài sản số

phát sinh giảm sẽ được phản ánh ở bên Có. Theo phân tích trên ví dụ 4.1 được ghi:

Nợ tài khoản “tiền mặt”: 70.000.000

Có tài khoản “tiền gửi ngân hàng”: 70.000.000

Ví dụ 4.2: Vay ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 300.000.000 đồng; chuyển vào

tài khoản tiền gửi của công ty 500.000.000 đồng.

Nghiệp vụ này liên quan đến 3 đối tượng kế toán là vay ngân hàng, tiền mặt, và tiền gửi ngân hàng của công ty. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là tài sản do đó tài

khoản phản ánh là tài khoản Tài sản. Vay ngân hàng là nguồn vốn do đó tài khoản phản ánh là tài khoản Nguồn vốn.

Khi vay ngân hàng làm cho khoản nợ vay tăng lên, theo kết cấu của tài khoản nguồn vốn số phát sinh tăng được ghi bên Có. Tiền vay nhập quỹ tiền mặt và chuyển vào tài khoản tiền gửi làm cho tiền mặt trong quỹ và tiền gửi ngân hàng tăng lên, theo kết cấu tài khoản Tài sản số phát sinh tăng ghi bên Nợ.

Theo phân tích trên, kế tốn ghi:

Nợ tài khoản “tiền mặt”: 300.000.000 Nợ tài khoản “tiền gửi ngân hàng”: 500.000.000

Có tài khoản “ vay ngân hàng”: 800.000.000

Định khoản ở ví dụ 4.1 được gọi là định khoản kế tốn giản đơn. Định khoản ở

ví dụ 4.2 được gọi là định khoản kế toán phức tạp.

Định khoản kế toán giản đơn là định khoản kế toán chỉ liên quan đến hai tài

khoản tổng hợp cho một nghiệp vụ kinh tế.

Định khoản kế toán phức tạp là định khoản kế tốn liên quan ít nhất đến 3 tài

khoản tổng hợp cho một nghiệp vụ kinh tế.

Định khoản kế tốn phức tạp có thể có các dạng sau:

- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có cho nhiều tài khoản khác.

- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi Có một tài khoản đối ứng với ghi Nợ cho nhiều tài khoản khác.

- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản khác.

Thực chất của định khoản kế tóan phức tạp là do nhiều định khoản kế toán giản

đơn ghép lại. Hay nói cách khác một định khoản kế tốn phức tạp có thể tách thành

nhiều định khoản giản đơn.

Qua các ví dụ trên, chúng ta rút ra nguyên tắc ghi kép trên tài khoản:

- Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi ít nhất vào hai tài khoản kế tốn có liên quan.

Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn liên quan ít nhất đến hai đối tượng kế toán. Mỗi một đối tượng kế tốn có nội dung kinh tế riêng biệt ln có một tài khoản kế toán mở ra theo dõi, ghi chép và phản ánh. Do vậy một nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được ghi ít nhất hai tài khoản kế toán.

- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao giờ cũng được ghi Nợ một tài khỏan đối ứng với ghi Có của một hay nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại ghi Có cho một tài khoản

đối ứng với ghi Nợ của một hay nhiều tài khoản khác có liên quan; hoặc ghi Nợ nhiều

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất

đa dạng và phản ánh nhiều nội dung kinh tế. Nhưng xét sự ảnh hưởng của chúng đến

tài sản và nguồn vốn của các đơn vị thì khơng ngồi bốn trường hợp sau:

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến tài sản làm cho 1 hoặc 1 số tài sản

tăng và 1 hoặc 1 số tài sản khác giảm tương ứng.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến nguồn vốn làm cho 1 hoặc 1 số nguồn vốn tăng và 1 hoặc 1 số nguồn vốn khác giảm tương ứng.

Ngiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến cả tài sản và nguồn vốn làm cho tài sản tăng và nguồn vốn tăng tương ứng.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến cả tài sản và nguồn vốn làm cho tài sản giảm và nguồn vốn giảm tương ứng.

Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán là tài sản, theo kết cấu của tài khoản tài sản, tài sản tăng số phát sinh sẽ ghi bên Nợ; đối với tài sản giảm số phát sinh giảm sẽ ghi bên Có; như vậy nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ ghi Nợ một tài khoản tài sản đối ứng với ghi Có của một hay nhiều tài khoản tài sản khác

và ngược lại.

Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán là nguồn vốn, theo kết cấu của tài khoản nguồn vốn, nguồn vốn tăng số phát sinh tăng sẽ ghi

bên Có; đối với khoản nguồn vốn giảm số phát sinh giảm sẽ ghi bên Nợ, như vậy

nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ ghi Nợ một tài khoản nguồn vốn đối ứng với ghi Có của một hay nhiều tài khoản nguồn vốn khác hoặc ngược lại.

Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán là tài sản và nguồn vốn, làm cho cả tài sản và nguồn vốn đều tăng. Theo kết cấu của tài khoản tài sản, tài sản số phát sinh tăng sẽ ghi bên Nợ, đối với tài khoản nguồn vốn, nguồn vốn số phát sinh tăng sẽ ghi bên Có, như vậy nghiệp vụ kinh tế sẽ ghi Nợ 1 tài khoản tài sản đối ứng với ghi Có của một hay nhiều tài khoản nguồn vốn.

Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán là tài sản và nguồn vốn, làm cho cả tài sản và nguồn vốn đều giảm. Theo kết cấu của tài khoản nguồn vốn, nguồn vốn số phát sinh giảm sẽ ghi bên Nợ, đối với tài khoản tài sản, tài sản số phát sinh giảm sẽ ghi bên Có, như vậy nghiệp vụ kinh tế sẽ được ghi Nợ 1 tài khỏan nguồn vốn đối ứng với ghi Có của một hay nhiều tài khoản tài sản.

- Trong định khoản kế toán, số tiền ghi Nợ và số tiền ghi Có của các tài khoản

đối ứng bao giờ cũng bằng nhau. Do đó tổng số tiền phát sinh trong kỳ bên Nợ của các

tài khỏan bao giờ cũng bằng tổng số tiền phát sinh trong kỳ bên Có của các tài khoản. Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các đối tượng liên quan với cùng một số tiền, với nguyên tắc ghi kép, ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có của một hay nhiều tài khoản khác do vậy số tiền ghi Nợ và số tiền ghi Có của các tài khoản

đối ứng bằng nhau. Do đó tổng phát sinh trong kỳ bên Nợ của tất cả các tài khoản sẽ

Với quan hệ cân đối này cuối kỳ, trước khi lập BCTC kế toán sẽ tiến hành tổng cộng số phát sinh của tất cả các tài khoản trong kỳ để kiểm tra đối chiếu, cân đối tổng phát sinh của tất cả các tài khoản trong kỳ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - CAO ĐẲNG) - TRƯỜNG CĐ NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 40 -44 )

×