Khái niệm hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 54 - 57)

quan Cảnh sát điều tra

Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm, trong quan hệ pháp luật hình sự quốc tế, một quốc gia khơng thể tự mình trực tiếp tiến hành các hoạt động pháp lý như thu thập, xác minh chứng cứ, bổ sung hồ sơ, tìm kiếm và bắt giữ tội phạm... trên lãnh thổ một quốc gia khác, nhằm phục vụ cho các hoạt động TTHS của một vụ án hình sự có yếu tố nước ngồi. Biện pháp lựa chọn tối ưu của các quốc gia đó là tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước khác. Sự giúp đỡ, hỗ trợ đó được gọi là TTTPHS.

Xét về mặt lịch sử, TTTPHS là một khái niệm hiện đại trong luật quốc tế. Việc thực hiện nó gặp khơng ít khó khăn. Ngun nhân do quan niệm khác nhau về bản chất và hình thức của thủ tục TTHS của các hệ thống pháp luật khác nhau. Đối với các nước áp dụng hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì quá trình TTHS chỉ bắt đầu khi một người bị buộc tội trước tòa án. Đối với các nước áp dụng hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thì quá trình TTHS bắt đầu ngay khi khởi tố vụ án hình sự.

Hiện nay, Việt Nam chưa có một định nghĩa chính thống và thống nhất về TTTPHS. Qua nghiên cứu thấy trong khoa học pháp lý Việt Nam, một số cơng trình, giáo trình và từ điển đã đề cập đến khái niệm TTTPHS như:

Theo Từ điển Bách khoa CAND Việt Nam năm 2005: TTTPHS là một thủ tục tư pháp quốc tế trong lĩnh vực hình sự, trong đó các quốc gia có liên

quan hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu thập chứng cứ, lời khai, cung cấp thông tin, vật chứng và các tài liệu khác có liên quan; tiến hành hoạt động dẫn độ tội phạm” [55; tr.1261]. Theo cách hiểu này, phạm vi TTTPHS

được đề cập tương đối rộng đó là những biện pháp mà các quốc gia hữu quan có thể hỗ trợ cho nhau trong lĩnh vực hình sự bao gồm cả dẫn độ tội phạm. Tuy nhiên, khái niệm chưa nêu căn cứ pháp lý của hoạt động này.

Theo Khoa học hình sự Việt Nam, tập 3, Chiến thuật hình sự (2013), NXB CAND [95; tr.290] thì: “TTTP về hình sự là một thủ tục pháp luật hình

sự quốc tế, trong đó các quốc gia có liên quan hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu thập chứng cứ, lời khai; cung cấp thông tin và các vật chứng; tìm hiểu hồ sơ vụ án; tạo điều kiện cho việc thực hiện tiến hành khám xét bắt giữ, cung cấp các bản gốc hoặc bản sao đã cơng chứng của những tài liệu có liên quan đến vụ án, kể cả những chứng từ ngân hàng tài chính hoặc hồ sơ kinh doanh; xác minh hoặc làm rõ những thu nhập, tài sản, công cụ hoặc đồ vật khác có liên quan đến vụ án... nhằm thực hiện các hoạt động TTHS như điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án”. Khái niệm này nhận định khá đầy đủ về

chủ thể, bản chất, nội dung, mục đích của hoạt động TTTPHS, tuy nhiên chưa xác định cơ sở pháp lý, việc xác định nội dung TTTPHS chưa khái quát, còn nêu vấn đề cụ thể (vd: chứng từ ngân hàng tài chính hoặc hồ sơ kinh doanh).

Giáo trình Luật TTHS Việt Nam (2008), Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, Hà Nội nêu: “TTTP trong lĩnh vực TTHS là việc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước này thực hiện hành vi tố tụng hay hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nước khác trên cơ sở thỏa thuận của các quốc gia tương ứng” [15; tr.575-

576]. Khái niệm này xác định cơ sở thực hiện TTTP trong TTHS là thỏa thuận giữa các quốc gia là chưa chính xác vì hoạt động này được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, chứ không phải thỏa thuận quốc tế.

GS. TS. Nguyễn Ngọc Anh đưa ra khái niệm như sau: TTTPHS là thủ tục pháp lý quốc tế, trong đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của quốc gia có liên quan hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu thập, cung cấp thông tin, chứng cứ, lời khai và các tài liệu khác có liên quan trên cơ sở điều ước quốc tế, pháp luật trong nước để điều tra xử lý vụ án hình sự có yếu tố nước ngồi” [2; tr. 16]. Về cơ bản khái niệm này đề cập khá đầy đủ các nội

dung của lĩnh vực TTTPHS.

TS. Trần Cơng Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC đưa ra khái niệm:

“TTTP về hình sự là việc các quốc gia giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong việc điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong các vấn đề hình sự thơng qua cơ quan trung ương của mỗi quốc gia trên cơ sở điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc có đi có lại” [68; tr.11]. Khái niệm xác định TTTPHS thực chất là việc

giúp đỡ, hỗ trợ nhau, xác định nội dung tương trợ, kênh thực hiện là cơ quan trung ương, cơ sở thực hiện là điều ước quốc tế hoặc nguyên tắc có đi có lại.

HTQT về TTTPHS là một nội dung, biện pháp trong phòng, chống tội phạm. Đây là hoạt động TTHS được quy định chặt chẽ bởi điều ước quốc tế và pháp luật trong nước. Hoạt động này được phát sinh và yêu cầu trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm cần quốc gia có liên quan hỗ trợ, giúp đỡ, hợp tác. Hoạt động này được thực hiện bởi chủ thể là cơ quan có thẩm quyền được quy định trong điều ước quốc tế, pháp luật TTTP và TTHS.

Cơ quan CSĐT là một trong những chủ thể của hoạt động HTQT về TTTPHS, có trách nhiệm tiếp nhận giải quyết hồ sơ TTTPHS từ cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, tiến hành các hoạt động TTTPHS theo quy định của Luật TTTP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Từ những phân tích, luận giải trên, khái niệm HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT có thể hiểu như sau:

HTQT về TTTP hình sự của Cơ quan CSĐT là thủ tục pháp lý hình sự quốc tế, trong đó Cơ quan CSĐT phối hợp với các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền trong nước và của các quốc gia có liên quan, trên cơ sở điều ước quốc tế và pháp luật trong nước, tiến hành hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động thu thập, cung cấp chứng cứ; trao đổi thơng tin; tìm hiểu hồ sơ vụ án; triệu tập người làm chứng, người giám định; truy cứu trách nhiệm hình sự; thực hiện các yêu cầu hỗ trợ khác về hình sự phục vụ hoạt động điều tra, xử lý tội phạm.

Khái niệm trên cho thấy HTQT về TTTPHS về thực chất là quá trình hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa Cơ quan CSĐT ở Việt Nam và các cơ quan tư pháp hình sự của các quốc gia có liên quan trong q trình điều tra, xử lý tội phạm. Việc tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự của nhau thuộc về phạm vi quyền tài phán của các quốc gia. Hoạt động này được thực hiện dựa trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc gia hoặc quy định của các điều ước quốc tế mà các quốc gia đó là thành viên hoặc được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.

Yêu cầu TTTPHS đặt ra khi việc điều tra, xử lý tội phạm đòi hỏi sự phối hợp của hai hay nhiều quốc gia. TTTPHS chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ một nước. Cơ sở của nó trước hết là sự quan hệ thân thiện quốc tế, là thiện chí quốc tế về TTTPHS gồm các điều ước quốc tế, buộc các nước thành viên phải thi hành theo những quy định của nó. Xuất phát từ những cơ sở này, hiện nay TTTPHS được thực hiện qua kênh tương trợ giữa các nước theo điều ước quốc tế đã ký kết, gia nhập hoặc quan hệ thân thiện giữ hai nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)