Nội dung dự báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 128 - 136)

4.1.2.1. Những yếu tố thuận lợi

Thứ nhất, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu trên thế

giới, và ngày càng được xúc tiến nhanh, ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước trên thế giới. Quan hệ quốc tế ngày càng dân chủ hóa hơn do tương quan sức mạnh tổng hợp giữa các nước thay đổi; các cơ chế đa phương, các tổ chức quốc tế, luật pháp quốc tế, truyền thông, báo chí, mạng xã hội và nhận thức của người dân tồn thế giới có vai trị ngày càng tăng. Các nước vừa và nhỏ có cơ hội tham gia tích cực hơn vào các vấn đề quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực, có tiếng nói ngày càng quan trọng hơn trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.

Thứ hai, quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

trong ba thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tạo thế và lực mới cho đất nước, là tiền đề cho giai đoạn hội nhập toàn diện thời gian

tới. Hợp tác đa phương được mở rộng từng bước. Việt Nam đã và sẽ tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là các cơ chế cấp khu vực như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF); Đối thoại Shangri-La, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị những người đứng đầu cơ quan an ninh các nước ASEAN (MACOSA), Tổ chức hình sự quốc tế (INTERPOL), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC); Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (ASEANPOL),... và tăng cường hợp tác quốc phịng, an ninh trên phạm vi tồn cầu, tham gia vào các hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc.

Thứ ba, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia

giữ gìn TTATXH của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Ngày 7/1/2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 40/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, định hướng vấn đề hội nhập về chính trị, quốc phịng, an ninh được đề ra với 6 nhóm giải pháp: (1) Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước; đưa các khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa nước ta với các đối tác; (2) Đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương; chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần định hình luật chơi, xây dựng trật tự chính trị và kinh tế cơng bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hịa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi; (3) Triển khai chiến lược hội nhập quốc phòng, an ninh phù hợp với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, vị thế quốc tế của đất nước nhằm phục vụ mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng

thời tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập trong các lĩnh vực khác: (4) Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập quốc tế để xâm phạm ANTT của đất nước; (5) Chủ động và tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh mà nước ta là thành viên, trước hết là các cơ chế trong khuôn khổ ASEAN và do ASEAN làm chủ đạo; (6) Xây dựng và triển khai kế hoạch gia nhập các cơ chế đa phương khác, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, diễn tập chung và các hoạt động khác, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và góp phần đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu ổn định, bền vững.

Thứ tư, vấn đề hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm được quan tâm thúc đẩy. Xu thế Việt nam gia nhập các điều ước quốc tế về phòng chống tội phạm; đàm phán, ký kết các hiệp định đa phương, song phương về TTTP về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người có án phạt tù....

Thứ năm, vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế

là 1 trong 6 định hướng lớn trong Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Pháp luật về hội nhập quốc tế đã và tiếp tục được tăng cường (Luật điều ước quốc tế, Luật TTTP, Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế được ban hành) đã hình thành khung pháp luật thống nhất cho việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và hoạt động TTTP, cũng như tạo cơ chế để bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thứ sáu, hệ thống pháp luật trong nước của Việt Nam (nội luật) đã và

đang được xây dựng, hồn thiện từng bước, trong đó có hệ thống pháp luật về hình sự, TTHS, TTTP. Đặc biệt, trong BLTTHS năm 2015 có 2 chương gồm 18 điều quy định về hợp tác quốc tế (BLTTHS năm 2003 chỉ có 3 điều quy

định về vấn đề này); Điều 87 quy định “kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác” là một trong những nguồn chứng cứ; Điều 494 quy định “tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi thu thập theo ủy tác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi đến Việt Nam để ủy thác truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luật này thì có thể coi là chứng cứ”;… đã khẳng định giá trị pháp lý của kết quả hoạt động TTTP. Những quy định này sẽ là là điều kiện thuận lợi, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động TTTP về hình sự trong thời gian tới.

Thứ bảy, cùng với việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, những

năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cơ bản đã theo kịp và tương thích với hầu hết các nguyên tắc, tập quán quốc tế, góp phần quan trọng trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, TTTP, chống tội phạm, chống rửa tiền, chống tham nhũng.

Thứ tám, hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT tiếp tục nhận

được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Lãnh đạo BCA; sự phối hợp chặt chẽ của VKSNDTC, Công an các đơn vị, địa phương; sự cộng tác tích cực của các ban ngành, các tổ chức, nhân dân; sự hợp tác từ phía các cơ quan phịng, chống tội phạm của nước ngồi.

Thứ chín, đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động HTQT về TTTPHS ngày

càng được quan tâm củng cố: tăng cường về số lượng, đào tạo nâng cao chất lượng; được tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ.

4.1.2.2. Những yếu tố khó khăn

Thứ nhất, quá trình hội nhập quốc tế bên cạnh việc mang lại những thuận lợi để cộng đồng quốc tế phát triển bền vững, nhưng đồng thời cũng mang đến khơng ít những nguy cơ, thách thức đang đe dọa an ninh tồn cầu như: biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước, an ninh mạng, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, vấn đề người di cư…

Thứ hai, quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tạo thế và lực mới cho đất nước. Tuy nhiên, mức độ hội nhập của Việt Nam còn thấp, chủ yếu là hội nhập theo chiều rộng. Quá trình hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới đứng trước những vấn đề lớn hơn như nguy cơ bị tổn thương trước những biến động quốc tế, cạnh tranh gay gắt hơn, làm gia tăng nguy cơ tụt hậu nếu hội nhập quốc tế không đạt được các mục tiêu mà Đảng đã đề ra. Những nguy cơ bất ổn chính trị, xã hội như các vấn đề bức xúc, tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm, mất trật tự an toàn xã hội, khủng bố, chiến tranh mạng, mất an ninh an tồn thơng tin... tiếp tục gia tăng, nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa và khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhanh. Các vấn đề an ninh lãnh thổ, nhất là vấn đề Biển Đơng có thể diễn biến phức tạp hơn, không loại trừ những đột biến, gây tác động tiêu cực tới an ninh, ổn định, phá vỡ mơi trường hịa bình, thuận lợi cho phát triển của đất nước.

Thứ ba, thời gian qua, việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam luôn

đảm bảo phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời chúng ta đã chú ý hướng tới những cam kết quốc tế, những vấn đề chung mà quốc tế đang nỗ lực hướng tới như: vấn đề nhân quyền; giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự,… Tuy nhiên, việc gia nhập và thực hiện các cam kết quốc tế cịn nhiều khó khăn, thách thức. Các

điều ước quốc tế, nhất là các điều ước đa phương thường rất phức tạp, có những vấn đề được quy định chỉ mang tính nguyên tắc. Hệ quả là rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp trong việc tiếp cận, hiểu đúng và quan trọng hơn là áp dụng các điều ước trên thực tế. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới rất đa dạng, một số nước cịn có cả pháp luật tơn giáo (vd: pháp luật Hồi giáo ở Afganistan, Pakistan, Kowait,…). Đồng thời, hệ thống tư pháp giữa Việt Nam với các quốc gia hiện nay cịn có sự khác biệt. Do đó, hoạt động HTQT nói chung, TTTPHS nói riêng trong đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ cịn gặp những khó khăn, trở ngại.

Thứ tư, cùng với quá trình hội nhập, với những chính sách phát triển

kinh tế văn hóa xã hội của đất nước, dự báo trong thời gian tới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng về số lượng người cũng như quốc gia cư trú; đồng thời lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, sinh sống, du lịch sẽ tăng nhanh. Bên cạnh tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thì tình hình trên sẽ gây ra những vấn đề phức tạp về ANTT, về những vi phạm pháp luật và tội phạm.

Thứ năm, xu hướng tội phạm: tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức

tạp. Theo cảnh báo của nhiều cơ quan thi hành pháp luật quốc tế, các đối tượng phạm tội sẽ lợi dụng sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật của các nước trong việc điều chỉnh một số quan hệ xã hội mới để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của các lực lượng điều tra về tài chính ngân hàng, về chống rửa tiền... Bên cạnh đó, việc cập nhật và áp dụng công nghệ thông tin chưa kịp thời của các cơ quan chức năng sẽ là điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm lợi dụng công nghệ thông tin thực hiện hoạt động phạm tội. Việt Nam sẽ là một trong những địa bàn hoạt động của các tổ chức tội phạm về tài chính, rửa tiền. Một số loại tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ mở rộng phạm vi hoạt động trên nhiều lĩnh vực như làm giả hộ chiếu, sản

xuất và tiêu thụ các loại thẻ thanh tốn giả, bn bán thơng tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, tấn công vào các trang web của các đối tác cạnh tranh, trang web của chính phủ...

Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia có xu hướng liên kết lợi ích với nhau trong việc đối phó, chống trả với các cơ quan thực thi pháp luật. Trước đây là các tổ chức tội phạm buôn bán ma túy, rửa tiền nay là các tổ chức tội phạm mua bán phụ nữ trẻ em xuyên quốc gia sẽ thu hút các loại tội phạm khác tham gia như các tổ chức buôn lậu quốc tế, tội phạm làm giấy tờ giả. Bên cạnh đó, các nhóm tội phạm hoạt động ở các vùng biên giới sẽ lợi dụng sự khác nhau về pháp luật, văn hóa để thực hiện hành vi phạm tội và dung dưỡng các tội phạm truy nã quốc tế. Các đối tượng phạm tội ở nước ngoài sẽ nghiên cứu kỹ về địa bàn một số nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) để cấu kết thực hiện các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia. Xu thế hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia sẽ dựa trên cộng đồng những người cùng quốc tịch đang làm ăn, sinh sống và du lịch tại Việt Nam. Hơn nữa, nhiều tổ chức thực thi pháp luật quốc tế đã cảnh báo các nước chưa mở rộng HTQT trong hoạt động TTTPHS, đặc biệt là dẫn độ tội phạm sẽ là địa bàn an toàn của các đối tượng phạm tội bỏ trốn với hy vọng không bị bắt giữ để dẫn độ...

Ngồi ra, tiếp tục hình thành, phát triển các tội phạm như: làm hàng giả và tiền giả; xử lý chất thải độc hại và hoạt động phạm tội trên mạng internet, tội phạm sử dụng công nghệ cao, sử dụng vũ khí hóa học, sinh học... Mặt khác, hoạt động tống tiền trên mạng như quấy rối kinh doanh hoặc thay đổi dữ liệu trên mạng để tống tiền; hoạt động vi phạm các luật về quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm như kinh doanh băng đĩa nhạc trên mạng internet, đánh cắp phần mềm vi tính... cũng đang được các tổ chức tội phạm quan tâm đến.

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các tổ chức tội phạm ngày càng phức tạp, chuyển từ mối liên kết chặt chẽ sang cơ động khó có thể nhận thấy sự phối hợp của chúng, lãnh địa hoạt động rộng nhằm đối phó với những mối đe dọa chung. Xuất hiện xu hướng sáp nhập các băng nhóm, thành lập nhiều tổ chức hội, nhánh, chân rết ở nước ngoài hoặc manh nha dạng mafia, hình thành những tập đồn tội phạm xun quốc gia, thao túng mọi mặt đời sống xã hội. Bọn tội phạm xuyên quốc gia sẽ có quan hệ móc ngoặc gắn kết với các quan chức nhà nước, các cán bộ, chiến sỹ trong các cơ quan chức năng như công an, hải quan, quản lý thị trường... thông đồng với nhiều ngành, nhiều cấp giữa các nước để thực hiện hành vi phạm tội và trốn tránh pháp luật.

Địa bàn hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm có yếu tố nước ngồi liên quan đến Việt Nam tập trung chủ yếu ở các đơ thị, các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của các nước, tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, các tỉnh biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, các tuyến viễn dương, hàng không quốc tế, đường sắt, đường quốc lộ, cửa khẩu Nội Bài, cửa khẩu Tân Sơn Nhất, vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng và vùng biển Tây Nam. Riêng về ma tuý là các tuyến Tây Bắc - Hà Nội, Lào - Nghệ An; các tuyến biên giới Việt Nam với: Lào, Campuchia, Trung Quốc, tuyến hàng không; tuyến bưu điện quốc tế, trên các tuyến giao thông huyết mạnh đường thủy, đường bộ, hàng không nối giữa các nước, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 128 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)