điều tra với các đơn vị chức năng trong thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp về hình sự
Vốn dĩ hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT bao hàm nhiều nội dung, yêu cầu phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động trong xã hội nên cần thiết có sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên từng lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể. Hoạt động HTQT về TTTPHS hơn hết cần có sự góp sức của các đơn vị có liên quan vì bản chất của hoạt động “hợp tác” là sự phối hợp, giúp đỡ, liên kết với nhau. Thời gian tới, Cơ quan CSĐT cần chú ý tăng cường mối quan hệ phối hợp với các đơn vị chức năng, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Cơ quan trung
ương Việt Nam đối với hoạt động HTQT về TTTPHS (trực tiếp là Vụ Hợp tác quốc tế và TTTP hình sự - VKSNDTC): Trước mắt, sửa đổi, bổ sung Quy chế về quan hệ phối hợp giữa Vụ Hợp tác quốc tế - VKSNDTC và Văn phòng Cơ quan CSĐT BCA trong thực hiện yêu cầu TTTP về hình sự (ký ngày 11/10/2011) để phù hợp với các quy định mới của pháp luật (Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực từ 1/1/2018 với nhiều điều khoản mới quy định về HTQT trong tố tụng hình sự) và thực tiễn thi hành. Thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình, tiến độ, kết quả thực hiện cũng như những vướng mắc về pháp
luật, điều ước, về cơ chế cũng như trong thực tiễn thực thiện yêu cầu TTTP đề có kiến nghị tháo gỡ kịp thời. Thời xuyên phối hợp, thông qua Vụ Hợp tác quốc tế và TTTP hình sự - VKSNDTC là kênh trao đổi chính thức, trực tiếp để thúc đẩy phía nước ngồi đẩy nhanh tiến độ giải quyết yêu cầu TTTP hoặc kịp thời bổ sung thông tin, tài liệu liên quan.
Thứ hai, tăng cường phối hợp với các đơn vị trong ngành Công an: Đối
với các đơn vị thường xuyên phối hợp thì xem xét những vẫn đề cịn vướng mắc cần tháo gỡ, xác định tính cần thiết thì có thể xây dựng quy chế phối hợp công tác. Phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam trong việc trao đổi thông tin về tội phạm xuyên quốc gia, đây cũng là một kênh để đề nghị xác minh thông tin ở nước ngoài một cách nhanh chóng nhằm bổ trợ cho việc thực hiện các yêu cầu TTTPHS. Phối hợp với các đơn vị: Cục An ninh nội địa, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Hồ sơ nghiệp vụ... để thường xuyên tra cứu các thông tin về các đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã, đối tượng có liên quan phục vụ hoạt động HTQT về TTTPHS. Trong nhiều yêu cầu TTTP do phía ngồi đề nghị, thơng tin về đối tượng, sự việc chưa được đầy đủ, rõ ràng, do đó Cơ quan CSĐT cần thiết xác minh, tra cứu thêm thông qua các đơn vị nêu trên nhằm xác định đúng đối tượng, sự việc để thực hiện các nội dung yêu cầu TTTP. Trong yêu cầu TTTP, đối tượng là các cá nhân, tổ chức ở các địa phương thì việc phối hợp với Cơng an địa phương là rất cần thiết như: ủy thác cho Công an địa phương giải quyết toàn bộ hoặc một phần yêu cầu TTTP; phối hợp với Công an địa phương trong hoạt động xác minh điều tra...
Thứ ba, tăng cường phối hợp liên ngành: Trong giải quyết các yêu cầu
TTTP cụ thể, có những yêu cầu liên quan đến lĩnh vực công tác hay liên quan đến cá nhân, đơn vị của của các bộ, ngành, tổ chức... cần thiết có sự phối hợp, giải quyết của các đơn vị đó. Hoặc có những yêu cầu TTTP phức tạp, những vấn đề mà pháp luật chưa quy định rõ, vấn đề liên quan đến chính sách đối
ngoại,... cần thiết có sự tham gia giải quyết, thậm chí cần tổ chức các cuộc họp của liên ngành: Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ Ngoại giao, và các bộ, ngành, tổ chức... có liên quan để cùng bàn bạc, thống nhất đường lối giải quyết.