Nội dung hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 49 - 51)

Phòng, chống tội phạm được hiểu là các hoạt động phòng ngừa, điều tra và xử lý tội phạm.

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến việc thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm và từng bước loại trừ tội phạm ra khỏi xã hội [22; tr.148].

Điều tra tội phạm là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập thơng tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ, chứng minh các hành vi phạm tội, người phạm tội. Hoạt động điều tra tội phạm được tiến hành dưới 2 hình thức: cơng khai bằng các biện pháp TTHS; bí mật bằng những biện pháp trinh sát theo quy định của pháp luật, của mỗi ngành. Cơ quan CSĐT giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo trong việc tiến hành các hoạt động điều tra.

Xử lý tội phạm là hoạt động nghiên cứu, xét xử tội phạm theo quy định của pháp luật TTHS. Thơng qua bản án hình sự, Tịa án nhân danh Nhà nước tuyên bố người nào đó phạm tội gì và phải chịu hình phạt tương ứng với tội phạm đã gây ra [55, tr.628].

Các luận giải trên đã tổng hợp rõ nội dung hoạt động phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, nếu áp dụng nguyên mẫu các nội dung trên trong HTQT phòng, chống tội phạm là không thể, bởi các quan hệ quốc tế có tính đặc thù riêng, chịu sự tác động của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia hợp tác, trong đó địi hỏi sự tương thích về pháp luật, đặc thù chính trị, xã hội và xuất phát từ nhu cầu, mục đích hợp tác. Do đó, nội dung HTQT phịng, chống tội phạm chỉ có thể giới hạn trong từng nội dung cụ thể, trong đó chứa đựng một số nội dung hoạt động nhất định về phòng, chống tội phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện, HTQT phòng, chống tội phạm gồm các nội dung:

Thứ nhất, HTQT về đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế

phòng, chống tội phạm. Đây là nội dung đầu tiên tạo tiền đề cho các nội dung hợp tác tiếp theo giữa Việt Nam với các quốc gia trong phòng, chống tội phạm. Đối với các điều ước quốc tế đa phương về phòng, chống tội phạm, địi hỏi các nước thành viên trước khi kí kết phải trải qua q trình hội thảo, tranh luận, đặt ra các điều kiện rất rõ ràng thì mới cơng nhận, kí kết hay đồng ý gia nhập. Đối với Việt Nam, nội dung này được thực hiện kín kẽ, phù hợp hồn cảnh kinh tế - xã hội, pháp luật của nước ta, sau khi ký kết, gia nhập cơng ước quốc tế nào đó trong q trình đấu tranh phịng, chống tội phạm sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các chủ thể thực hiện các nội dung đã cam kết hiệu quả nhất.

Thứ hai, HTQT về việc trao đổi thông tin liên quan về tình hình tội

phạm hình sự như các thơng tin về diễn biến, xu thế, phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm hình sự xuyên quốc gia có thể gây ra ở mỗi quốc gia, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm quốc tế,… để phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống của mỗi quốc gia thành viên tham gia các điều ước quốc tế; hoặc trong các thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa cơ quan có thẩm quyền hai quốc gia với nhau về HTQT phòng, chống tội phạm.

Thứ ba, HTQT trong lĩnh vực TTTPHS bao gồm các nội dung: Tống

đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTPHS; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; truy cứu trách nhiệm hình sự; trao đổi thông tin trong phạm vi TTTPHS và các yêu cầu TTTP khác về hình sự mà các chủ thể TTTP có u cầu trong khn khổ pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia của mỗi nước.

Thứ tư, HTQT trong lĩnh vực dẫn độ, bao gồm các nội dung: Dẫn độ để

truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án; dẫn độ cho nước thứ ba; từ chối dẫn độ cho nước ngoài; áp dụng biện pháp ngăn chặn để dẫn độ; áp giải người bị dẫn độ; dẫn độ lại; quá cảnh…

Thứ năm, HTQT trong lĩnh vực chuyển giao người đang chấp hành án

phạt tù, bao gồm các nội dung: Tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; từ chối chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; quyết định và thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, áp giải người được chuyển giao;…

Thứ sáu, HTQT khác phát sinh trong thực tiễn hoạt động HTQT phòng,

chống tội phạm như hoạt động truy nã tội phạm thông qua vai trò của tổ chức Interpol, hoạt động đẩy trả, trục xuất, hồi hương, hoạt động cụ thể của Công an các tỉnh biên giới HTQT phòng, chống tội phạm với lực lượng Cảnh sát cũng như cơ quan tương ứng phòng, chống tội phạm các tỉnh biên giới của các nước láng giềng (Campuchia, Lào, Trung Hoa).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)