Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 149 - 157)

Ngoài việc thúc đẩy đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế (đã nêu ở mục 4.2.1), cần thiết đẩy mạnh các hoạt động HTQT trong TTHS như:

Thứ nhất, tích cực và chủ động trong các diễn đàn hợp tác khu vực, như

diễn đàn thường niên về Hội nghị quan chức cao cấp các nước ASEAN theo tinh thần Hiệp định TTTPHS giữa các quốc gia ASEAN, đảm bảo Hiệp định này đều được các quốc gia ASEAN phê chuẩn và được thực thi trong thực tiễn, coi đó là công cụ pháp lý quan trọng trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở phạm vi khu vực.

Thứ hai, tiếp tục củng cố, tăng cường phối hợp chung trong hoạt động

phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, hợp tác TTTPHS với tổ chức Interpol, Aseanpol... với các cơ quan phòng chống tội phạm của các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào và Campuchia) và khu vực ASEAN, với các nước đã có quan hệ truyền thống và Cảnh sát các nước đang có đơng cơng dân Việt Nam hoặc công dân của họ sinh sống trên lãnh thổ của nhau. Chú ý quan tâm hơn đến các nước mà ta chưa ký kết hiệp định song phương về TTTPHS.

Thứ ba, BCA cần tổ chức sơ kết, tổng kết kinh nghiệm của mơ hình hợp tác đảm bảo ANTT được ký kết và thực hiện giữa địa phương các tỉnh biên giới của Việt Nam với các quốc gia láng giềng trong thời gian qua. Qua đó tập trung chỉ đạo Cơng an các địa phương giáp biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia thiết lập các đường dây nóng để kịp thời chia sẻ thông tin và tăng cường quan hệ phối hợp phòng, chống tội phạm ở địa bàn giáp ranh biên giới. Trường hợp cần thiết có thể thiết lập tổ, đội, nhóm điều tra chung giữa 2 bên

để điều tra tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến 2 nước, hoặc để điều tra vụ án cụ thể. Thời gian tới, cần thiết xây dựng cơ chế phối hợp trong đấu tranh phịng chống tội phạm giữa Cơng an 2 tỉnh biên giới giáp ranh của Việt Nam và của Trung Quốc, Lào, Campuchia để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả trước yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

Thứ tư, tăng cường thiết lập, củng cố và từng bước phát triển Cơ quan

đại diện của Bộ Cơng an, Văn phịng Sỹ quan liên lạc Cảnh sát Việt Nam với các nước, Văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO). Hiện nay, ở Việt Nam đã có Sỹ quan liên lạc của Cảnh sát Cộng hòa liên bang Đức, Australia, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Bộ Cơng an Việt Nam có Cơ quan đại diện tại các nước: Nga, Trung Quốc, Campuchia, Lào và lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã có Sỹ quan liên lạc tại Đức. Qua hoạt động của mạng lưới này giúp Cơ quan CSĐT kịp thời nắm tình hình, phát hiện, phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm và phối hợp đấu tranh triệt phá các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài.

Cần xây dựng mạng lưới Cơ quan đại diện, Sỹ quan liên lạc Cảnh sát ở một số quốc gia thường xuyên có quan hệ hợp tác phòng, chống tội phạm với Việt Nam. Qua đó, nắm bắt thơng tin về tình hình tội phạm có tính quốc tế được nhanh chóng, kịp thời và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao, cũng như việc thúc đẩy hoạt động TTTP về hình sự. Do đó, việc tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống mạng lưới Cơ quan đại diện, Sỹ quan liên lạc của Cảnh sát Việt Nam tại các nước có vai trị và ý nghĩa quan trọng.

Từ năm 1999 đến nay, thông qua các dự án, các biên bản hợp tác song phương, Việt Nam đã thành lập và đưa vào hoạt động 20 BLO tại 13 tỉnh biên giới gồm: An Giang, Tây Ninh, Kiên Giang, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng.

Đây là kênh trao đổi thông tin quan trọng, hỗ trợ tích cực và hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy qua biên giới; thúc đẩy hợp tác giữa các lực lượng các nước ngày càng gắn bó, phát triển. Thời gian tới, cần thiết lập thêm các BLO; cần tăng cường phối hợp giữa các BLO và các lực lượng chức năng; tăng cường công tác liên lạc, kiểm tra các tuyến biên giới giữa đường bộ và cảng biển, tích cực thu thập giữ liệu; đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả chia sẻ thông tin giữa các BLO góp phần hỗ trợ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và ma túy ở khu vực biên giới; mở rộng phạm vi phối hợp giữa các BLO sang phòng chống các loại tội phạm khác như: môi trường, mua bán người, đưa người di cư trái phép qua biên giới...

Thứ năm, tăng cường các biện pháp thúc đẩy hoạt động HTQT về

TTTPHS của Cơ quan điều tra trong CAND nói chung, Cơ quan CSĐT nói riêng. Tăng cường các nội dung HTQT về TTTPHS quy định tại Điều 17 Luật TTTP. Gắn kết hoạt động TTTPHS với hoạt động dẫn độ tội phạm. Kết quả của cơng tác này có góp phần trực tiếp vào hiệu quả các vụ án đang điều tra, đồng thời có vai trị hỗ trợ tích cực hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm.

Kết luận Chương 4

Chương 4 của Luận án đã tập trung nghiên cứu, đưa ra các dự báo về tình hình và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT trong phòng, chống tội phạm ở Việt Nam thời gian tới.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật đối với HTQT về TTTPHS; phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT trong 12 năm qua, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, Luận án đã đề ra 6 nhóm giải pháp để Cơ quan CSĐT có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động HTQT về TTTPHS trong phịng chống tội phạm:

Nhóm giải pháp thứ nhất: hoàn thiện pháp luật. Tăng cường đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nước điều chỉnh hoạt động này.

Nhóm giải pháp thứ hai: nâng cao năng lực cán bộ của Cơ quan CSĐT ở các khía cạnh: nâng cao nhận thức, trình độ, đào tạo cán bộ, bổ sung cán bộ. Nhóm giải pháp thứ ba: tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT.

Nhóm giải pháp thứ tư: khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng trong thực hiện việc lập hồ sơ TTTPHS đề nghị nước ngoài thực hiện và việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của nước ngoài.

Nhóm giải pháp thứ năm: tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan CSĐT với các đơn vị chức năng trong thực hiện HTQT về TTTPHS.

Nhóm giải pháp thứ sáu: đẩy mạnh các hoạt động HTQT ở các nội dung: tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác khu vực; hợp tác với các tổ chức Interpol, Aseanpol; hợp tác giữa các địa phương giáp biên giới; củng cố cơ quan đại diện ở nước ngồi, Văn phịng sỹ quan liên lạc, BLO.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, HTQT về TTTPHS trở thành xu hướng và là yêu cầu tất yếu của mỗi quốc gia. Cơ quan CSĐT ở Việt Nam thực hiện hoạt động này như là một nội dung, biện pháp phòng, chống tội phạm. Sau 12 năm thi hành Luật TTTP, hoạt động HTQT về TTTPHS đã có những bước chuyển tích cực và đạt những kết quả nhất định, đảm bảo yêu cầu của pháp luật, chính trị, đối ngoại, phục vụ tốt cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Bên cạnh đó vẫn cịn những khó khăn, hạn chế đã tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả HTQT về TTTPHS. Nghiên cứu về hoạt động này, Luận án đã đạt được các kết quả sau:

Thứ nhất, Luận án đã đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về lĩnh

vực HTQT phòng, chống tội phạm và HTQT về TTTPHS. Tập trung thống kê, phân tích, tổng hợp hệ thống các cơng trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước mà Nghiên cứu sinh tiếp cận được. Trong đó, đi sâu phân tích một số cơng trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận án. Hệ thống các cơng trình nghiên cứu này cơ bản đã phản ánh được xu hướng nghiên cứu về HTQT về TTTPHS trong thời gian qua, những kết quả nghiên cứu đó đã đóng góp cho kho tàng tri thức lý luận và thực tiễn về lĩnh vực HTQT về TTTPHS. Từ đó Luận án đánh giá những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, luận giải.

Thứ hai, Luận án đã luận giải làm sâu sắc thêm một số vấn đề lý luận,

nhận thức cơ bản về HTQT phòng chống tội phạm nói chung, HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo quan điểm của các nhà khoa học và phân tích bản chất, nội hàm của hoạt động này, Luận án đã đưa ra khái niệm HTQT phòng, chống tội phạm, khái niệm HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT. Đồng thời Luận án phân tích, luận giải về đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, mục đích của HTQT phòng, chống tội

phạm; về chủ thể, nguyên tắc, nội dung, nhiệm vụ, kênh thực hiện, thủ tục áp dụng... HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT.

Thứ ba, Luận án đã phân tích, tổng hợp và đánh giá đầy đủ về tình hình

tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngồi trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Đồng thời đã đánh giá thực trạng quy định của pháp luật HTQT về TTTPHS ở cả khía cạnh gia nhập, ký kết các điều ước quốc tế và khía cạnh xây dựng, ban hành pháp luật trong nước, đánh giá tác dụng hiệu quả của pháp luật đối với HTQT về TTTPHS. Luận án đã có đóng góp mới trong việc phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT trong 12 năm qua. Trên cơ sở phân tích thực trạng, Luận án đã tổng hợp và đưa ra được những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của thực trạng pháp luật và thực trạng hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT.

Thứ tư, Luận án đã nhận định, đưa ra dự báo có cơ sở khoa học về

những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt động HTQT về TTTPHS. Cùng với việc đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này, Luận án đã đề ra 6 nhóm giải pháp để Cơ quan CSĐT có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động HTQT về TTTPHS trong phòng, chống tội phạm về: hoàn thiện pháp luật; nâng cao năng lực cán bộ; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT; khắc phục những tồn tại và nâng cao chất lượng trong thực hiện TTTPHS; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan CSĐT với các đơn vị chức năng; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế.

HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT là một nội dung quan trọng trong cơng tác phịng, chống tội phạm hiện nay. Hy vọng, với kết quả nghiên cứu và những giải pháp, kiến nghị mà tác giả đưa ra sẽ có tính khả thi, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT. Bên

cạnh đó thời gian nghiên cứu có hạn; chính vì vậy, kết quả nghiên cứu khơng tránh khỏi thiếu sót, nên tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học và của đồng nghiệp để tiếp thu, chỉnh sửa Luận án được hoàn thiện hơn. Đồng thời đây là vấn đề mang tính thời sự, vấn đề mở, những ai quan tâm đến vấn đề này có thể tiếp tục đầu tư hơn nữa để làm sáng tỏ thêm những vấn đề mà tác giả chưa làm rõ và xây dựng thêm các giải pháp, kiến nghị để cùng góp phần nâng cao hiệu quả HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT một cách hiệu quả hơn.

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Lại Thị Huệ, Vai trò của cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam trong thực hiện Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN, Tạp chí Kiểm sát, số 19/2018, phát hành ngày 05/10/2018, tr 59-63.

2. Lại Thị Huệ, Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thi hành Luật tương trợ tư pháp năm 2007 của Cơ quan điều tra, Tạp chí Kiểm sát, số 21/2018, phát hành ngày 05/11/2018 tr 18-23,34.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 149 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)