Trước tình hình tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì HTQT phịng, chống tội phạm là vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm. Theo đó hình thành nhiều khn khổ HTQT phòng, chống tội phạm mở rộng, không chỉ giới hạn ở mỗi quốc gia, khu vực. Hoạt động này mang một số đặc trưng:
Thứ nhất, đối tượng đấu tranh của HTQT phòng, chống tội phạm là tội
phạm quốc tế, tội phạm có yếu tố nước ngồi, tội phạm xun quốc gia hoặc các vụ án hình sự cần phải có HTQT để giải quyết. Để hiểu rõ hơn đối tượng đấu tranh này, ta có thể hiểu một số thuật ngữ có liên quan như sau:
Tội phạm quốc tế là hành vi được quy định trong các điều ước, thỏa thuận quốc tế, xâm hại đến lồi người, các quan hệ bình thường giữa các quốc gia, gây tốn hại đến các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội, tài sản... của các quốc gia, các tổ chức và công dân. Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo chuẩn mực pháp luật quốc tế hoặc theo pháp luật hình sự của quốc gia tương ứng với các chuẩn mực này. Tội phạm quốc tế là tội phạm có địa bàn
và khách thể bị xâm hại từ hai quốc gia trở lên, phổ biến là: khủng bố, không tặc, hải tặc, buôn lậu ma túy, rửa tiền, gây ô nhiễm môi trường,...
Tội phạm có yếu tố nước ngồi là tội phạm mà có một hay nhiều yếu tố sau liên quan đến một hay nhiều quốc gia khác: chủ thể (người có quốc tịch nước ngồi, pháp nhân nước ngồi), khách thể bị xâm hại (các lợi ích ở quốc gia khác), hiệu lực pháp lý (bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các chế định luật pháp quốc tế hoặc pháp luật hình sự tương ứng của quốc gia khác)...
Tội phạm có tính chất xun quốc gia là tội phạm do một chủ thể thực hiện không chỉ giới hạn về mặt lãnh thổ của một quốc gia và có sự liên kết giữa các khâu thực hiện tội phạm: chuẩn bị, tổ chức lực lượng, chỉ đạo. Tính quốc tế của tội phạm này thể hiện ở hành vi (bắt đầu ở một quốc gia này, kết thúc ở một quốc gia khác), ở chủ thể thực hiện hành vi và mức độ ảnh hưởng của hành vi đối với lợi ích nhiều quốc gia.
Thứ hai, chủ thể và đối tác của HTQT phòng, chống tội phạm là các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền của các quốc gia, vùng lãnh thổ hay tổ chức quốc tế. Các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện HTQT phòng, chống tội phạm với một hay nhiều đối tác nước ngồi. Đó có thể là các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, cơ quan an ninh, cảnh sát của các nước, cơ quan ngoại giao... tùy thuộc vào lĩnh vực hợp tác cụ thể. Thực tế tên gọi của các đối tác rất đa dạng: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Viện Công tố, Bộ Tổng trưởng lý, Bộ Pháp luật và nhân quyền,... Chủ thể thực hiện HTQT phòng chống tội phạm ở Việt Nam rất rộng, theo từng nội dung và quy định khác nhau mà chủ thể được xác định. Ví dụ chủ thể quản lý và thực hiện TTTPHS gồm: VKSNCTC, BCA, Cơ quan điều tra, TAND, Bộ Ngoại giao,...
Thứ ba, mọi hoạt động HTQT phòng, chống tội phạm đều dựa trên cơ
sở pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia. Lĩnh vực HTQT phòng, chống tội phạm chứa đựng một phần nội dung của công pháp quốc tế và tư pháp quốc
tế, với nội dung tương đối phong phú. Các quy định trong phòng, chống tội phạm là tổng thể các quy phạm pháp luật (các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hệ thống pháp luật trong nước) điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử, dẫn độ tội phạm, chuyển giao phạm nhân giữa Nhà nước Việt Nam, các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam với các nhà nước khác, các cơ quan bảo vệ pháp luật của các quốc gia.
Thứ tư, các nội dung, biện pháp HTQT phòng, chống tội phạm đa dạng,
gồm hai mảng cơ bản là phòng ngừa và điều tra tội phạm, trong đó có các hoạt động hợp tác cụ thể như: ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; trao đổi thông tin tội phạm; TTTP về hình sự; dẫn độ; chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; đào tạo cán bộ thực thi pháp luật, giúp đỡ lẫn nhau về trang thiết bị kỹ thuật;...
Thứ năm, phương thức HTQT phòng, chống tội phạm luôn dựa trên
phương thức, thỏa thuận và bình đẳng giữa các chủ thể trong các quan hệ hợp tác. Khi tham gia quan hệ hợp tác, các chủ thể chỉ có thể dựa trên phương thức thỏa thuận với nhau, chứ không thể sử dụng phương thức mệnh lệnh hay quyền uy áp đặt ý chí với chủ thể khác; đồng thời dựa trên quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia về sự bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau và cùng đạt mục đích chung là phịng, chống tội phạm để bảo vệ lợi ích các bên.