Ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 88 - 89)

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm bảo vệ ANTT của quốc gia cũng như thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm xun quốc gia, tội phạm có tính quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực gia nhập các điều ước quốc tế đa phương, xây dựng ký kết các điều ước song phương liên quan đến lĩnh vực HTQT về TTTPHS. Nhà nước đã giao cho VKSNDTC là cơ quan tham mưu, đề xuất xây dựng và ký kết điều ước quốc tế. Cơ quan CSĐT Bộ Công an là đơn vị phối hợp tham gia ý kiến xây dựng điều ước, là thành viên Đồn cơng tác liên ngành của Chính phủ Việt Nam đàm phán, ký kết các điều ước này.

Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của 22 điều ước quốc tế đa phương (Phụ lục 1) và 25 điều ước quốc tế song phương (Phụ lục 2) có quy định về TTTPHS. Trong đó, tính riêng từ tháng 1/7/2008 đến nay, Việt Nam đã gia nhập 8 công ước (Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003, Công ước ASEAN về chống khủng bố năm 2007, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, Công ước về bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân năm 1980 (Sửa đổi năm 2005), Cơng ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979, Công ước quốc tế về chống khủng bố bằng bom năm 1997, Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 1984, Công ước ASEAN về phịng, chống bn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2015). Bên cạnh đó, trong 12 năm qua, Việt Nam tiếp tục ký kết, phê chuẩn 13 điều ước quốc tế song phương về TTTPHS với các quốc gia (Anh và Bắc Ai-len, An-giê-ri, In-đơ-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Pháp, Ơ-xtơ-rây-li-a, Ca-dắc-xtan, Hung-ga-ri, Tây Ban Nha, Pháp, Cuba, Lào, Mơ-dăm-bích). Các cơng ước, hiệp định trên là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để Việt Nam và các quốc gia trên thế giới thực hiện HTQT về TTTPHS nhằm phòng, chống hiệu quả các loại tội phạm.

Việc gia nhập các công ước và đàm phán, ký kết hiệp định TTTPHS với các nước đã góp phần hồn thiện khung pháp lý để nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm với các nước; bảo vệ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngồi; góp phần làm phong phú thêm nội hàm quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)