Kết quả hoạt động hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 98 - 111)

của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Trong thời gian qua, hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây góp phần quan trọng vào cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài (Phụ lục 2):

3.3.2.1. Hoạt động tống đạt các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan

Hoạt động này diễn ra giữa Việt Nam với các quốc gia khác khi một bên có yêu cầu TTTP về việc tống đạt, chuyển giao các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ án hình sự để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự xảy ra theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Trong thực tế, hoạt động này chủ yếu là tống đạt quyết định khởi tố hình sự, bản cáo trạng, các loại quyết định, giấy triệu tập bị can, bản án, lệnh trừng phạt, trong đó việc tống đạt bản cáo trạng chiếm tỷ lệ đa số.

Trong 12 năm qua, Cơ quan CSĐT đã yêu cầu và tiếp nhận, xử lý khoảng 18% trong tổng số các yêu cầu TTTPHS về việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu pháp lý có liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hình sự ở Việt Nam và nước ngoài. Các yêu cầu liên quan đến nội dung này chủ yếu là yêu cầu của Séc, Ba Lan... đề nghị tống đạt đến các đối tượng là người

Việt Nam bị khởi tố về các tội vi phạm nhãn mác, bản quyền hàng hóa, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng... theo pháp luật của nước sở tại. Ví dụ:

Ngày 03/6/2013, Cơ quan CSĐT BCA đã tiếp nhận yêu cầu TTTP của Cộng hòa Ba Lan đề nghị triệu tập và tống đạt các quyết định của Tịa án đối với 2 cơng dân Việt Nam là Cao Xuân Sao và Dương Thu Hà vi phạm nguyên tắc “khơng nộp báo cáo tài chính cho Tịa án đăng ký theo thẩm quyền địa lý” của Luật kế toán Cộng hồ Ba Lan. Tuy nhiên phía Ba Lan khơng xác định được nơi cư trú hiện nay của Cao Xuân Sao và Dương Thu Hà (đã về Việt Nam hay vẫn ở Ba Lan), khơng có thơng tin nhân thân cụ thể nên Cơ quan CSĐT BCA không xác định được đối tượng, không thực hiện được việc triệu tập và tống đạt.

Tháng 9/2015, Cơ quan CSĐT đã tiếp nhận yêu cầu TTTP của Cộng hòa Séc đề nghị tống đạt quyết định khởi tố hình sự đối với cơng dân Việt Nam là Trần Tùng Lâm, sinh ngày 14/3/1969, hiện ở Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo khoản 3, Điều 196 BLHS Cộng hòa Séc. Cơ quan CSĐT BCA đã thực hiện yêu cầu tương trợ và chuyển kết quả cùng hồ sơ cho Cộng hòa Séc.

Tháng 3/2017, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đề nghị phía Đài Loan tống đạt Quyết định khởi tố bị can đối với Lee Yi Chung, Ho Hsin Yu về tội Vi phạm quy định về điều khiển giao thơng. Phía Đài Loan đã thực hiện và gửi kết quả.

Hoạt động HTQT về TTTPHS liên quan đến nội dung tống đạt các loại tài liệu pháp lý, giấy tờ, hồ sơ giữa Việt Nam và nước ngoài được thực hiện tương đối thuận lợi. Nhìn chung đây là hoạt động có tính chất đơn thuần, không phức tạp như những hoạt động điều tra khác, đa số các hồ sơ yêu cầu có nhân thân, địa chỉ rõ ràng nên đều được Cơ quan CSĐT thực thi với đầy đủ trách nhiệm.

3.3.2.2. Hoạt động triệu tập người làm chứng, người giám định

Hoạt động tương trợ này được thực hiện khi có các yêu cầu phục vụ điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự liên quan đến việc triệu tập người làm chứng, người giám định từ nước ngoài về nước. Đối với hoạt động này, nước yêu cầu muốn triệu tập người làm chứng, người giám định đang cư trú tại nước ngồi thì phải gửi giấy triệu tập cho cơ quan có thẩm quyền của nước đó tại thời điểm nhất định theo quy định của pháp luật nước đó (thơng thường khoảng 60 ngày hoặc 90 ngày trước ngày dự định người làm chứng, người giám định phải có mặt tại nước yêu cầu). Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời hạn phải gửi giấy triệu tập cho VKSNDTC chậm nhất là 90 ngày trước ngày dự định người đó phải có mặt tại nước yêu cầu. Cơ quan thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập phải gửi kết quả thực hiện bằng văn bản xác nhận đã tống đạt hoặc không tống đạt được (nêu rõ lý do) đến VKSNDTC để thông báo cho nước yêu cầu.

Thời gian qua, Cơ quan CSĐT đã yêu cầu và tiếp nhận, xử lý khoảng 12% trong tổng số các yêu cầu TTTPHS liên quan đến việc triệu tập người làm chứng, người giám định. Ví dụ:

Tháng 10/2014, Tòa án Malaysia đã đề nghị ta triệu tập người làm chứng đối với 2 công dân Việt Nam hiện là Điều tra viên thuộc Cơ quan CSĐT BCA tham gia phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết (bị cáo này trước đó đã bị Tịa án cấp sơ thẩm Malaysia xét xử tuyên phạt tử hình về tội vận chuyển trái phép chất ma túy). Hai Điều tra viên được triệu tập là những người đã trực tiếp lấy lời khai của đối tượng Trần Thanh Vân là người có liên quan đến vụ án. Sự có mặt của 2 Điều tra viên có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh tình tiết bị cáo Tuyết biết hoặc khơng biết đã vận chuyển ma túy vào Malaysia khi mang giúp người khác chiếc vali khi nhập cảnh Malaysia. Tuy chưa có tiền lệ, nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của cơng dân, sau khi có ý kiến của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ta đã thành lập Đồn cơng tác liên ngành (gồm: VKSNDTC, Cơ quan CSĐT BCA và 2 người làm chứng nêu trên) sang trao đổi với cơ quan chức năng cũng như đồng ý để 2 Điều tra viên tham dự phiên tòa phúc thẩm tại Malaysia với tư cách là người làm chứng. Đến cuối năm 2015, Tòa án Malaysia đã xét xử, tuyên án đối với Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết từ tử hình xuống tù 20 năm.

Ngày 02/8/2015, Cơ quan CSĐT nhận được yêu cầu TTTP của Đài Loan đề nghị tống đạt các giấy triệu tập tham dự phiên tòa vào ngày 28/7/2015 đối với 03 nhân chứng: ông Trần Đăng Thành - Giám đốc; ông Nguyễn Dương Anh Tuấn - Phó trưởng phịng, Cơng ty TNHH Giám định Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh và bà Lữ Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Đại Hạnh Phúc. Phiên tòa diễn ra ngày 28/7/2015 do Chi nhánh Đài Trung - Tòa án cấp cao Đài Loan xét xử vụ án Lừa đảo xảy ra tại Công ty Chế tạo dầu mỡ Ding-Xin, đối tượng liên quan là Yang Zhen Yi bị buộc tội nhập khẩu "dầu, mỡ bẩn" từ Công ty Đại Hạnh Phúc ở Việt Nam, đơn vị kiểm định chất lượng là công ty Vinacontrol. Do yêu cầu gửi muộn, đã qua thời gian phiên tịa xét xử, do đó Cơ quan CSĐT không thực hiện việc tống đạt và 03 nhân chứng khơng tham dự phiên tịa.

Tháng 10/2018, Cơ quan CSĐT Cơng an tỉnh Quảng Ninh đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ mời Yao Qing và Zheng Ai Xi sang Việt Nam để lấy lời khai với vai trị nhân chứng liên quan đến vụ án Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên 2 công dân này đã từ chối thực hiện.

3.3.2.3. Hoạt động thu thập, cung cấp chứng cứ phục vụ công tác điều tra, giải quyết vụ án hình sự

Hoạt động tương trợ này phát sinh khi có yêu cầu điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ ở nước ngồi để phục vụ cơng tác điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam, hoặc để hỗ trợ thực hiện các yêu cầu TTTPHS của nước ngoài. Nội

dung của lĩnh vực hợp tác TTTPHS này có liên quan đến nhiều hoạt động tác nghiệp điều tra, nhằm hỗ trợ cho cả hai phía Việt Nam và nước ngồi trong việc điều tra, giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngồi đã xảy ra.

Hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng và các vấn đề liên quan đến vụ án có vai trị quan trọng trong điều tra, giải quyết vụ án hình sự đó. Đây là hoạt động truy tìm, thu thập theo quy định của pháp luật TTHS mỗi quốc gia, do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện. Trong thực tế, đối với các vụ án hình sự có liên quan đến các quốc gia khác nhau (đối tượng, phương tiện phạm tội, bị hại, tài sản có liên quan,…) thì hoạt động thu thập chứng cứ lại càng khó khăn do sự ngăn cách địa lý, vấn đề chủ quyền lãnh thổ và sự khác biệt của pháp luật mỗi quốc gia. Vì vậy cần hoạt động hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau để thực hiện các yêu cầu của quốc gia khác trong thu thập tài liệu, chứng cứ.

Thời gian qua, hoạt động tương trợ này diễn ra nhiều và phổ biến, phát sinh từ nhu cầu của cả hai phía Việt Nam và nước ngồi trong khn khổ của luật pháp và các điều ước quốc tế có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế ngồi những mặt đạt được thì việc thực hiện các yêu cầu TTTPHS này cũng gặp khơng ít khó khăn, nhất là các yêu cầu liên quan đến việc thu thập tài liệu, chứng cứ đối với các lĩnh vực có tính chất bảo mật, hoặc thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến các lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Kết quả khảo sát cho thấy Cơ quan CSĐT đã yêu cầu và đã tiếp nhận thực hiện hoặc phối hợp thực hiện khoảng 40% trong tổng số các yêu cầu TTTPHS liên quan đến việc thu thập, cung cấp chứng cứ, chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau đây:

Thứ nhất, cử đồn cơng tác ra nước ngồi phối hợp với Cảnh sát nước ngoài tiến hành các hoạt động tác nghiệp điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ

qua, hoạt động này chủ yếu liên quan đến các vụ án mua bán phụ nữ, trẻ em, mua bán trái phép các chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... và liên quan đến địa bàn các nước Trung Quốc, Malaysia, Campuchia, Nga. Ví dụ: được sự đồng ý của Cảnh sát nước bạn; Năm 2013, Cơ quan CSĐT BCA đã có đồn cơng tác sang Nga để phối hợp điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy liên quan đến cộng động người Việt tại Nga. Năm 2014, Cơ quan CSĐT BCA có đồn cơng tác sang Trung Quốc để phối hợp điều tra đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia...

Được sự đồng ý của lãnh đạo BCA Việt Nam, Cơ quan CSĐT đã phối hợp với CQĐT của nước ngoài vào tiến hành hoạt động điều tra trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ việc điều tra xử lý các vụ án của nước ngoài như:

Năm 2012, Văn phòng Cơ quan CSĐT BCA đã phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao xác lập chuyên án đấu tranh với tội phạm trộm cắp tài sản qua mạng internet, chúng dùng thủ đoạn lấy cắp thơng tin thẻ tín dụng, sử dụng để mua hàng từ nước ngoài gửi về Việt Nam để tiêu thụ. Kết quả đã phá án, bắt giữ Vương Huy Long cùng đồng bọn. Chúng đồng thời là những đối tượng cầm đầu của một đường dây nằm trong chuyên án Emule do Cơ quan điều tra của Bộ An ninh nội địa Hòa Kỳ đang đấu tranh. Nhận được thông tin, Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ đã đề nghị và được lãnh đạo BCA Việt Nam đồng ý cho người vào Trại tạm giam T16 để tham gia hỏi cung bị can làm rõ các hành vi phạm tội liên quan đến chuyên án mà Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ đang điều tra.

Cuối năm 2015, Cơ quan CSĐT BCA đã phối hợp với đoàn cán bộ thực thi pháp luật của Hoa Kỳ lấy lời khai của 9 nhân chứng là người Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam trong vụ án Nguyễn Văn Long âm mưu giết người tại Hoa Kỳ.

Thứ hai, phối hợp thực hiện các hoạt động điều tra nhằm thu thập, cung cấp chứng cứ theo ủy thác tư pháp. Điển hình:

Tháng 6/2014, FBI Hoa kỳ có yêu cầu TTTP đề nghị BCA Việt Nam xác minh số đối tượng người Việt Nam dùng tài khoản giả trên mạng để lừa đảo chiếm đoạt 1,5 triệu USD của Công ty IPSI ở Hoa Kỳ. Văn phòng Cơ quan CSĐT BCA đã phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng tiến hành xác minh, điều tra về vụ việc. Đồng thời, Văn phòng Cơ quan CSĐT BCA đã phối hợp với Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao xác lập chuyên án để đấu tranh. Tháng 10/2014, đã phá án, khởi tố vụ án, bắt khẩn cấp và khởi tố bị can đối với Vũ Trường Giang đã có hành vi sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra đã kê biên thu giữ được tài sản tổng trị giá gần 20 tỷ đồng. Vụ án đã được TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử ngày 26/9/2016 tuyên án Vũ Trường Giang với mức hình phạt 16 năm tù.

Tháng 5/2018, Cơ quan CSĐT BCA đã tiếp nhận, thực hiện yêu cầu của Cộng hòa Pháp liên quan đến quá trình điều tra hành vi tàng trữ, vận chuyển, xuất nhập khẩu trái phép các mẫu động thực vật hoang dã. Theo đó, phía Pháp đề nghị phía Việt Nam mở cuộc điều tra về TA VI Dan (người Pháp gốc Việt) và 4 công ty tại Hà nội liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xác minh tài sản, tài khoản và đề nghị khám xét, thu hồi tài sản.

Tháng 3/2019, Bộ tư pháp Cộng hòa Ban Lan đề nghị xác minh 5 công ty ở Việt Nam (về: việc thành lập, kết quả tài chính, nội dung giao dịch và hợp tác với phía Ba Lan, lấy lời khai nhân chứng,...) có liên quan đến Cơng ty Presting Warsaw ở Ba Lan bị tình nghi thực hiện hành vi rửa tiền và trốn thuế. Cơ quan CSĐT đã tiến hành các hoạt động xác minh theo yêu cầu, kết quả đã trả lời phía Ba Lan.

Tháng 8/2018, Cơ quan CSĐT Cơng an Hải Phịng đã yêu cầu phía Thụy Sỹ, Đài Loan xác minh thu thập tài liệu liên quan đến 2 công ty, tập đoàn của nước sở tại liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, hoạt động HTQT về TTTPHS trong việc thu thập, cung cấp chứng cứ giữa Cơ quan CSĐT với các cơ quan tư pháp của nước ngoài đã đạt được những kết quả tốt. Q trình thực hiện đã có sự phối hợp đúng mức, chủ động và đã giải quyết, tháo gỡ được nhiều vụ án hình sự có liên quan giữa các quốc gia với Việt Nam. Kết quả đó đã giúp cho quá trình HTQT về TTTPHS diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian cho việc giải quyết vụ án hình sự.

3.3.2.4. Hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự

Hoạt động HTQT về TTTPHS này thông thường được thực hiện đối với các vụ án hình sự mà trong vụ án đó có người nước ngoài thực hiện tội phạm trên lãnh thổ của nước u cầu, sau đó bỏ trốn ra nước ngồi; nước yêu cầu đề nghị bắt dẫn độ phục vụ cho hoạt động điều tra, nhưng phía cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu đã từ chối việc dẫn độ đó. Trong trường hợp này, cơ quan chức năng của nước yêu cầu sẽ lập hồ sơ ủy thác tư pháp chính thức yêu cầu quốc gia nơi người phạm tội đang có mặt tiếp tục việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong 12 năm qua, hoạt động tương trợ này được thực hiện không nhiều, chiếm khoảng 5% tổng số yêu cầu TTTPHS. Đối với các yêu cầu của nước ngồi đề nghị phía Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự, Vụ HTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)