Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 35 - 40)

1.3.1. Những vấn đề đã nghiên cứu

Những cơng trình khoa học mà tác giả tiếp cận được nêu trên khơng phải là tồn bộ hệ thống các nghiên cứu về HTQT phịng, chống tội phạm nói chung, HTQT về TTTPHS nói riêng ở nước ta trong thời gian qua, nhưng chúng đã phần nào phản ánh được trạng thái, xu hướng và quy mơ của các nghiên cứu. Có thể đưa ra một số kết luận chung đánh giá như sau:

* Về tình hình nghiên cứu HTQT phịng, chống tội phạm ở nước ta trong thời gian qua:

Những năm gần đây, có nhiều tác giả quan tâm hơn đến nghiên cứu HTQT trong phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên khơng nhiều cơng trình nghiên cứu hoạt động này ở diện rộng bao quát, mà chủ yếu đi vào từng nội dung, khía cạnh cụ thể của HTQT phịng, chống tội phạm như: hoạt động của chủ thể là lực lượng Cảnh sát; hoạt động TTTP; hoạt động Interpol; phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; phòng chống mua bán người; phòng chống tội phạm ma túy;... Các tác phẩm chủ yếu nghiên cứu về thực tiễn hoạt động và đưa ra các giải pháp, yêu cầu đối với các hoạt động cụ thể trên. Một số ít tác phẩm nghiên cứu về lý luận HTQT phòng, chống tội phạm trên các khía cạnh: khái niệm, lịch sử hình thành phát triển, mục đích, vai trị, cơ sở pháp lí, chủ thể, phạm vi, nguyên tắc, trình tự thủ tục thực hiện. Có thể nói các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần bổ sung tri thức lý luận và thực tiễn về HTQT phòng, chống tội phạm trong khoa học tội phạm học nước ta.

Thời gian tới, cần nghiên cứu, luận giải làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận: khái niệm, nguyên tắc, đặc điểm, nội dung, cơ sở pháp lý... của HTQT trong phòng, chống tội phạm.

Thứ nhất, phần lớn xu hướng nghiên cứu HTQT về TTTPHS ở nước ta

thời gian qua là cách tiếp cận nghiên cứu thực định. Do đó, các nghiên cứu lý luận HTQT về TTTPHS được triển khai trên nền tảng lý luận quy phạm về HTQT, về TTTHS trong BLTTHS, Luật TTTP và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập. Cách tiếp cận này đã đem đến nhiều thành tựu quan trọng trong các nghiên cứu về HTQT về TTTPHS. Với cách tiếp cận này, các cơng trình khoa học đã phân tích làm rõ lý luận về: khái niệm, nguyên tắc, đặc điểm, chủ thể, nội dung... của HTQT về TTTPHS. Đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện HTQT về TTTPHS ở các khía cạnh: kết quả đạt được; những tồn tại, vước mắc khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn; đánh giá ở những góc độ, phạm vi khác nhau của từng cơng trình nghiên cứu. Qua đó, một số cơng trình đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện về lý luận, pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động này. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các luận cứ, cơ sở cho việc thiết kế các phương hướng, giải pháp, kiến nghị hồn thiện HTQT về TTTPHS ở các khía cạnh lý luận, quy phạm pháp luật, thực tiễn... Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trên là sự bổ sung, đáp ứng tri thức lý luận và thực tiễn về HTQT về TTTPHS trong khoa học tội phạm học nước ta.

Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã dần cởi mở hơn trong việc mở rộng các định hướng, phương pháp, cách tiếp cận mới đa ngành và liên ngành trong các nghiên cứu về HTQT về TTTPHS. Bên cạnh cách tiếp cận quy phạm thực định về HTQT về TTTPHS, một số tác giả đã tiếp cận vấn đề này qua các phương diện khác như: tội phạm học, xã hội học.

Tới đây, cần thiết luận giải sâu sắc hơn về các vấn đề lý luận: khái niệm, nguyên tắc, đặc điểm, chủ thể, nội dung... của HTQT về TTTPHS.

Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu thực tiễn HTQT về TTTPHS cịn ít,

Luận văn Thạc sỹ đánh giá tình hình hoạt động TTTPHS của Cơ quan CSĐT BCA trong phạm vi 5 năm. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực tiễn hoạt động này trong phạm vi 12 năm từ khi Luật TTTP năm 2007 có hiệu lực (1/7/2008) đến 31/12/2019. Chưa có cơng trình nào nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực tiễn ở góc độ, phạm vi HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT ở Việt Nam, đây là một trong những chủ thể quan trọng của hoạt động TTTPHS.

Thứ ba, một số ít tác phẩm đã đưa ra các quan điểm, giải pháp cơ bản

để nâng cao hiệu quả hoạt động TTTPHS về các vấn đề: hoàn thiện pháp luật; xây dựng cơ chế hợp tác, phối hợp; xây dựng củng cố hệ thống cơ quan thực thi hợp tác; nguồn lực cán bộ thực thi. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn các giải pháp này, nhất là đặt trong bối cảnh Cơ quan CSĐT thực thi nhiệm vụ trong quá trình hội nhập quốc tế.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Trước nhu cầu phát triển của khoa học tội phạm học, yêu cầu thực tiễn hoạt động HTQT về TTTPHS, tác giả cho rằng cần triển khai nghiên cứu HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT ở Việt Nam.

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tri thức đã được tổng kết của các cơng trình khoa học trong và ngoài nước để bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận và nâng cao hiệu quả trong thực tiễn hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT ở Việt Nam, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án tiếp tục nghiên cứu lý luận HTQT phòng, chống tội

phạm, tập trung làm sâu sắc thêm về khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, mục đích của hoạt động này.

Thứ hai, luận án tiếp tục nghiên cứu lý luận HTQT về TTTPHS của Cơ

quan CSĐT, tập trung làm sâu sắc thêm về khái niệm, chủ thể, nguyên tắc, nội dung, thủ tục áp dụng, nhiệm vụ, kênh thực hiện của hoạt động này.

Thứ ba, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quy định

của pháp luật và đánh giá thực trạng HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT ở Việt Nam từ khi Luật TTTP năm 2007 có hiệu lực (1/7/2008) đến 31/12/2019. Đây là phạm vi nghiên cứu mới về thời gian, không gian, chủ thể. Luận án phân tích, đánh giá tình hình tội phạm xun quốc gia, tình hình tội phạm có yếu tố nước ngồi; tình hình thực hiện các yêu cầu TTTPHS do nước ngoài đề nghị của Cơ quan CSĐT; tình hình yêu cầu TTTPHS do Cơ quan CSĐT Việt Nam đề nghị nước ngoài; đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Thứ tư, luận án dự báo tình hình tác động đến hoạt động HTQT về

TTTPHS, cùng với kết quả nghiên cứu từ thực tiễn để đưa ra những quan điểm về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này của Cơ quan CSĐT. Vấn đề này tập trung vào việc định hướng hoàn thiện pháp luật, cơ chế hợp tác và nguồn lực cán bộ.

Kết luận Chương 1

Chương 1 của Luận án đã thống kê, phân tích, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước, các tác giả trong nước mà Nghiên cứu sinh tiếp cận được về lĩnh vực HTQT phòng, chống tội phạm và HTQT về TTTPHS. Chương 1 đã đi sâu phân tích một số cơng trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận án. Qua đó đánh giá những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, luận giải trong Luận án.

Như vậy hệ thống các cơng trình khoa học được luận án thống kê, phân tích trên đây cơ bản đã phản ánh được xu hướng nghiên cứu về HTQT về TTTPHS ở nước ta trong thời gian qua. Những thành tựu, kết quả nghiên cứu đó đã đóng góp cho kho tàng tri thức lý luận và thực tiễn về lĩnh vực HTQT về TTTPHS là không thể phủ nhận. Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển của khoa học và cách nhìn nhận đa chiều cho phép các cơng trình nghiên cứu HTQT về TTTPHS được triển khai trong cách tiếp cận mang tính đa ngành và liên ngành. Do đó, vai trị của việc tổng quan tình hình nghiên cứu lĩnh vực HTQT về TTTPHS đưa đến những cơ sở, căn cứ cụ thể cho việc nhận diện các vấn đề đặt ra mang tính cấp bách cần được triển khai nghiên cứu trong thời gian tới.

Trong phạm vi, khả năng và mục đích nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng xu hướng nghiên cứu HTQT về TTTPHS sẽ sớm trở thành một chủ đề được triển khai bởi nhiều cơng trình khoa học khác trong thời gian tới. Vì vậy, việc nghiên cứu để thiết lập các khung lý thuyết, lý luận chung, nhiên cứu về thực tiễn để đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động HTQT về TTTPHS (điều sẽ được tiến hành trong các chương sau đây) là rất cần thiết.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)