Khái qt tình hình tội phạm có liên quan đến hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 76 - 86)

trợ tư pháp hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

3.1.1. Khái qt tình hình tội phạm có liên quan đến hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự về tương trợ tư pháp hình sự

3.1.1.1. Tình hình tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính chất quốc tế trên thế giới và khu vực

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm xun quốc gia, tội phạm có tính quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Khi xu hướng tồn cầu hóa hình thành, các loại tội phạm xuyên quốc gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các loại tội phạm mang lại lợi nhuận kinh tế cao như: bn bán ma túy, bn bán vũ khí, bn người, rửa tiền và tội phạm cơng nghệ cao... Ngồi ra, nhiều hoạt động phi pháp khác cũng xuất hiện, gia tăng như: buôn bán động vật quý hiếm, các tác phẩm nghệ thuật, cổ vật bị đánh cắp và tội phạm liên quan đến thẻ tín dụng... Những dịng người, dịng tiền và dịng hàng hóa chuyển từ nước này sang nước khác trong bối cảnh hội nhập là điều kiện thuận lợi để tội phạm mở rộng các hoạt động như: buôn bán phụ nữ, trẻ em; buôn lậu; đưa người ra nước ngoài cư trú, lao động bất hợp pháp...

Khi thương mại toàn cầu tăng nhanh, luồng hàng hóa phi pháp cũng tăng lên bên cạnh các luồng hàng hóa hợp pháp được lưu chuyển toàn cầu. Tội phạm xuyên quốc gia mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh phi pháp, tận dụng ưu thế của các thị trường, mang tính tồn cầu hóa. Trong khi hoạt động thương mại hợp pháp phải tuân thủ sự điều chỉnh của chính sách kiểm sốt tại biên giới và các hệ thống quản lý tập trung thì các nhóm tội phạm

xun quốc gia tự do hoạt động, tận dụng những "lỗ hổng" của luật pháp và sử dụng những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin làm thủ đoạn, phương thức hoạt động. Đồng thời xuất hiện những dịch vụ phi pháp cho hoạt động tội phạm xuyên quốc gia như: cung cấp dịch vụ tài chính, kế tốn và pháp luật, cung cấp giấy tờ giả mạo.

Chúng khai thác triệt để việc giảm bớt các quy định quốc tế, kiểm sốt biên giới và việc khuyến khích tự do để mở rộng địa bàn, phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia; liên kết với nhau thường xuyên, chặt chẽ hơn để tận dụng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mỗi tổ chức tội phạm, phân chia các hoạt động phạm tội, giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện.

Hoạt động phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia đang gia tăng và tiếp tục đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các tổ chức tội phạm. Theo ước tính của Liên hợp quốc, hoạt động tội phạm tồn cầu trung bình một năm mang về cho chúng khoảng trên 1.000 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều tổng sản phẩm quốc nội của nhiều quốc gia cộng lại. Trong đó, lợi nhuận phi pháp có được từ bn lậu ma tuý là gần 700 tỷ USD một năm, sau đó là bn lậu vũ khí (khoảng 300 tỷ USD một năm); từ buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em khoảng vài chục tỷ USD. Hiện nay, thế giới có trên 200 triệu người nghiện ma tuý, 2,7 triệu phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của tội phạm buôn người... và hàng năm được bổ sung thêm hàng triệu, trong đó khoảng 1/4 số đó là người từ các nước Đơng Nam Á. Tội phạm bn lậu ma t, vũ khí, đạn dược, bn bán người, nhất là phụ nữ và trẻ em hoạt động rất táo bạo ở nhiều nước khác nhau. Mặc dù cộng đồng quốc tế đã có nhiều cơng ước, thoả thuận giữa các quốc gia để thống nhất hành động phòng, chống tội phạm nhưng xem ra kết quả còn rất hạn chế. Các nước trong khu vực Châu Á cũng phải đối mặt với tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng; nhiều băng, ổ nhóm phạm tội có tổ chức với số lượng rất lớn hoạt động xuyên quốc gia, lưu động, cơ động nhanh

rất khó phát hiện và triệt phá. Ngay ở các nước láng giềng với Việt Nam (Lào, Campuchia, Trung Quốc), tình hình tội phạm cũng diễn biến rất phức tạp. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam đã cho thấy, nhiều loại tội phạm hoạt động có liên quan đến Lào, Campuchia, Trung Quốc, các nước Liên Xơ (cũ), Đơng Âu (cũ) và các nước có nhiều người Việt Nam định cư, học tập, lao động như Australia, Anh, Canada, Hàn Quốc... nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu quả hợp tác giữa lực lượng CSND Việt Nam với Cảnh sát các nước nêu trên còn chưa cao. Diễn biến của tình hình tội phạm trên thế giới, trong khu vực luôn tác động trực tiếp đến tình hình tội phạm ở Việt Nam.

3.1.1.2. Tình hình tội phạm có yếu tố nước ngồi xảy ra ở Việt Nam

Quá trình hội nhập quốc tế đã giúp Việt Nam có nhiều thuận lợi và cơ hội trong phát triển kinh tế, xã hội, cũng như trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Đồng thời q trình hội nhập cũng có mặt trái, đã tác động tiêu cực khơng nhỏ đến tình hình ANTT. Tội phạm lợi dụng xu thế hội nhập của Việt Nam để tiến hành các hoạt động phạm tội ngay trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam làm địa bàn trung gian. Tội phạm trong nước cũng tăng cường móc nối với tội phạm ở nước ngoài để tiến hành các hoạt động phạm tội. Thời gian qua, tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam có xu hướng tăng về số vụ, phức tạp về tính chất, mức độ nghiêm trọng, đặc biệt là hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức xun quốc gia. Tình hình đó đã tạo ra những khó khăn, thách thức lớn cho các cơ quan thực thi pháp luật, nhất là Cơ quan CSĐT.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, cho đến cuối năm 2018, tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có khoảng 90.000 người. Đáng chú ý là chỉ từ tháng 1-5/2011, bình qn mỗi tháng có thêm gần 2.000 lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Lao động nước ngoài

làm việc tại Việt Nam đến từ 74 quốc gia, trong đó quốc tịch châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia...) chiếm 58%; quốc tịch châu Âu chiếm 28,5% và các nước khác chiếm 13,5%. Tập trung chủ yếu ở tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh phát triển cơng nghiệp: Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phịng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương,...

Ngồi ra, theo Tổng cục Thống kê: khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm đều tăng. Năm 2018, lượng khách du lịch quốc tế ước đạt 15,5 triệu lượt, tăng 19,9% so với năm 2017. 9 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế ước đạt 12,9 triệu lượt, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong số người nước ngoài đến lao động, sinh sống và du lịch tại Việt Nam, có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Văn phịng Bộ Cơng an, trung bình hàng năm xảy ra khoảng 200 vụ, việc vi phạm pháp luật có yếu tố nước ngồi liên quan đến khoảng 350 đối tượng, trong đó tội phạm về trật tự xã hội chiếm tỷ lệ cao (khoảng 62% về số vụ và 64% về số đối tượng); tiếp đó là tội phạm về kinh tế chiếm khoảng 25% về số vụ và 20% về số đối tượng; tội phạm về ma túy chiếm khoảng 11% về số vụ và 12% về số đối tượng.

Tình hình tội phạm có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam thể hiện ở một số nhóm tội phạm sau đây:

Thứ nhất, tội phạm về trật tự xã hội: Thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi với sự câu kết với các băng, nhóm, đối tượng người địa phương. Hoạt động phạm tội chủ yếu là tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá quốc tế qua mạng internet, tổ chức mại dâm, bảo kê... Đáng chú ý là tình trạng đánh bạc, cá độ ngày càng phổ biến, nhất là vào dịp diễn ra World-cup, Euro, gây thất thoát số lượng lớn ngoại tệ ra nước ngồi, có vụ thiệt hại lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp, trong đó trên 90% số vụ là mua bán người ra nước ngoài (70% là mua bán sang

Trung Quốc); phạm vi địa bàn xảy ra trên khắp 63 tỉnh, thành phố; nạn nhân có trên 85% là phụ nữ, trẻ em (năm 2014 có khoảng 5.000 phụ nữ, trẻ em bị mua bán sang Malaysia và Singapore), 6,63% là học sinh, sinh viên; ngoài ra phát hiện cả việc mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, nam giới, mua bán nội tạng, đẻ thuê,... Loại tội phạm này diễn biến ngày càng phức tạp, gia tăng với nhiều thủ đoạn mới tinh vi, xảo quyệt như kết hôn giả, lợi dụng miễn thị thực nhập cảnh, sử dụng hộ chiếu giả để đưa phụ nữ, trẻ em Việt Nam ra nước ngoài bán làm vợ người nước ngoài, hoạt động mại dâm, bóc lột sức lao động... tập trung ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malayxia, Campuchia, Singapore... Xuất hiện nhiều vụ án giết người, cố ý gây thương tích liên quan đến người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài do mâu thuẫn trong làm ăn, kinh doanh ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia...

Thứ hai, tội phạm về kinh tế: Xuất hiện ngày càng nhiều các vụ lừa đảo

chiếm đoạt tài sản do các đối tượng người nước ngoài gây ra dưới các thủ đoạn lừa đảo ký kết hợp đồng kinh tế nhưng khơng thanh tốn theo thỏa thuận nhằm chiếm đoạt hàng hóa; cho vay vốn kinh doanh sau đó chiếm đoạt tiền đặt cọc mà không cung cấp vốn vay theo thỏa thuận; báo trúng xổ số, giả thừa kế... Xuất hiện các vụ lừa đảo hoặc buôn lậu do các công ty của Việt Nam cấu kết với các cơng ty nước ngồi (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia...) thực hiện nhằm trốn thuế xuất khẩu. Tình trạng một số tổ chức, cá nhân nước ngoài, Việt kiều đầu tư chui chứng khoán, bất động sản, kinh doanh đa cấp, dịch vụ giải trí để rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo, tham gia vào các đường dây vận chuyển, mua bán tiền giả, hàng giả. Hoạt động buôn lậu ở khu vực biên giới, gian lận thương mại diễn biến phức tạp. Chúng chủ yếu vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng của nước ngoài vào Việt Nam tiêu thụ và vận chuyển lâm thổ sản quý, hiếm, xăng dầu từ Việt Nam ra nước ngoài; lợi dụng kẽ hở của pháp luật và hạn chế trong cơng tác quản lý, kiểm sốt để trốn thuế.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao: Loại tội phạm này phát triển mạnh trong những năm gần đây với hàng chục vụ liên quan đến việc trục lợi bằng các thẻ tín dụng lấy trộm của người nước ngoài qua mạng internet (ATM Cash-out); mang tính phức tạp với các yếu tố công nghệ vô cùng tinh vi như tấn công vào trang điện tử của các doanh nghiệp, cơ sở tài chính, ăn cắp thơng tin bảo mật, tin tặc, trộm cắp tiền qua ngân hàng bằng thiết bị công nghệ cao, trộm cắp cước viễn thông... Đã phát hiện nhiều vụ đối tượng là người nước ngồi trộm cắp thơng tin thẻ ngân hàng, làm giả thẻ tín dụng để chiếm đoạt tài sản; Tội phạm lừa đảo thông qua hoạt động kinh doanh trái phép trên mạng như bán hàng đa cấp, kinh doanh sàn vàng ảo, game online và mở tài khoản ảo để huy động tiền diễn ra phức tạp, số tiền bị chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của hàng nghìn nhà đầu tư; Giả mạo hộp thư điện tử của các cơng ty, doanh nghiệp có uy tín, lừa đảo mua hàng qua mạng (điển hình là vụ việc cơng ty Khas Global Service có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 11.702,50 USD thông qua hành vi giả mạo địa chỉ email của công ty Prince Electronics Compny để tiến hành giao dịch hợp đồng mua bán với công ty cổ phần Tràng An); Tình trạng sử dụng cơng nghệ VoiP (cuộc gọi thoại trên mạng internet) mạo danh tổng đài nhà mạng, Công an, Viện kiểm sát để lừa nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạt;...

Thứ ba, tội phạm về ma túy: Hoạt động tội phạm này cũng diến biến hết

sức phức tạp, đã hình thành nhiều tổ chức, đường dây bn bán ma túy xuyên quốc gia, tiếp tục gia tăng về quy mô và mức độ nguy hiểm. Ma túy được vận chuyển qua tuyến hàng không, tuyến biển vẫn diễn ra phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, số lượng ngày càng nhiều hơn (vd: năm 2014 phát hiện vụ vận chuyển 4,22 kg heroin dạng lỏng được bơm giấu vào trong 140 tuýp dầu nóng từ tp Hồ Chí Minh đi Australia; Cơng an Hà Nội bắt đối tượng người Indonesia ép heroin vào bên trong bìa truyện tranh bọc nilon đen và

giấy bạc, thu 4,9kg heroin). Phát hiện một số đường dây tội phạm quốc tế sử dụng Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy đi các nước tiêu thụ, nhất là qua biên giới các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc giáp với Trung Quốc; một số đường dây vận chuyển trái phép cocain xuyên quốc gia được ngụy trang dưới dạng hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường hàng không và đường biển. Đặc biệt nghiêm trọng là trên tuyến biên giới Việt – Lào, nhiều nhóm đối tượng người Mơng Lào có vũ trang xâm nhập trái phép biên giới vận chuyển ma túy số lượng lớn vào nước ta, tổ chức thành nhiều đồn đơng người vận chuyển ma túy vào sâu trong nội địa cung cấp cho các đối tượng đầu nậu ở Mộc Châu, Vân Hồ - Sơn La.

Thứ tư, hoạt động khủng bố liên quan đến Việt Nam: thời gian qua, ở

Việt Nam tuy chưa xảy ra hoạt động khủng bố, nhưng các mục tiêu của hoạt động khủng bố quốc tế đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam như: khách du lịch, đại diện công ty nước ngoài, tổ chức quốc tế vào Việt Nam... Trong bối cảnh đi lại thông thương giữa các nước trong khu vực, việc một số nước lân cận Việt Nam gia tăng các hoạt động phòng, chống khủng bố sẽ khiến cho các đối tượng khủng bố có thể dạt vào ẩn náu tại Việt Nam chờ cơ hội hoạt động.

3.1.1.3. Tình hình tội phạm do người Việt Nam gây ra ở nước ngoài

Do những biến đổi lịch sử của nền kinh tế, chính trị Việt Nam trong vài chục năm gần đây nên người Việt Nam bằng nhiều đường, với nhiều lý do khác nhau đã đến nhiều nước trên thế giới để làm ăn, sinh sống, học tập. Theo tài liệu của Ủy ban nhà nước về người nước ngoài (Bộ Ngoại giao) người gốc Việt Nam đang cư trú ở nước ngồi có khoảng trên 4,5 triệu người và phân bố không đồng đều tại 103 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, 98% trong số đó tập trung ở 21 nước tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương. Trong đó, ước tính số người gốc Việt ở các nước là: Mỹ

2,2 triệu, Pháp 300.000, Úc 300.000, Canada 250.000, Đài Loan 200.000, Campuchia 156.000, Thái Lan 100.000, Malaysia 100.000, Hàn Quốc 100.000, Nhật 80.000, Nga 60.000, Séc 60.000, Anh 40.000,... Hầu hết người Việt Nam ra nước ngồi đều chăm chỉ làm ăn, sinh sống bình thường. Song, trong số đó khơng ít người lười biếng đã kiếm sống bằng con đường phạm tội. Ở hầu hết các nước có nhiều người Việt Nam sinh sống thì đều có tội phạm là người Việt Nam, trở thành vấn đề cần quan tâm của quốc gia đó. Tuy vậy, phức tạp nhất là ở Nga, Đức, Séc, Hoa Kỳ.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trong cộng đồng người Việt Nam hoặc liên quan đến người Việt trên thế giới ngày càng diễn biến phức tạp. Theo thống kê, hàng năm Văn phòng Interpol Việt Nam tiếp nhận, xử lý khoảng 1.500 lượt thông tin từ Cảnh sát nước ngoài liên quan đến hoạt động phạm tội ở nước ngoài của các đối tượng người Việt Nam. Nổi lên là hoạt động buôn lậu ma túy, trồng cây cần sa của các băng nhóm, các đối tượng người Việt Nam tại Anh, Séc, Canada... Những đối tượng này chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)