trong thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự
Con người là nhân tố quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước ta đã có “Chiến lược cán bộ thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 – 2020, trong đó “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh”, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung ương Đảng, 2016 (tr 434).
BCA đã xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ trong thời kỳ mới, nhất là việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp trước yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do đó, việc tập trung củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT cả về mặt lượng và chất được đặt ra như là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và thường xuyên. Trong đó, tập trung các vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trình độ về HTQT về TTTPHS cho các cấp lãnh đạo và cán bộ thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực công tác này
Tiếp tục quán triệt, phổ biến và bồi dưỡng nâng cao kiến thức về luật pháp quốc tế, pháp luật trong nước có liên quan, kiến thức nghiệp vụ và các kiến thức cần thiết khác (ngoại ngữ, tin học, đối ngoại,...) về lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm, HTQT về TTTPHS đối với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ thực thi nhiệm vụ HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT.
Tăng cường cơng tác nghiên cứu, xây dựng hồn thiện hệ thống lý luận về hoạt động HTQT về TTTPHS. Cần đẩy mạnh công tác sơ kết, tổng kết thực tiễn, hội thảo khoa học và tổ chức nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học trong các trường CAND, các đơn vị có chức năng thực hiện hoạt động HTQT về TTTPHS hoặc các đơn vị chuyên trách được phân công đảm nhận về nhiệm vụ khoa học. Trong đó chú trọng tập trung đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ nghiên cứu cho các trường, các cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đó chỉ đạo hoặc phân cơng các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh
nghiên cứu chuyên sâu một cách toàn diện hoặc về các vấn đề có liên quan đến hoạt động HTQT về TTTPHS ở cấp độ Tiến sĩ hoặc Đề tài khoa học cấp Bộ trở lên để kịp thời ứng dụng đáp ứng với yêu cầu giảng dạy, tập huấn và hoạt động thực tiễn đã và đang đặt ra đối với công tác này trong thời gian tới.
Thứ hai, đào tạo cán bộ thực thi nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch tuyển lựa, đào tạo, đào tạo lại, tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên sâu về hoạt động HTQT về TTTPHS và HTQT trong tố tụng hình sự cho lực lượng thực thi nhiệm vụ điều tra tội phạm có yếu tố nước ngồi. Đề nghị, các trường CAND cần chú trọng hơn nữa, đưa nội dung lĩnh vực này vào trong chương trình giảng dạy các hệ học thuộc chuyên ngành điều tra tội phạm với thời lượng giảng dạy phù hợp, đảm bảo (hiện nay, nội dung này đã được đề cập giảng dạy nhưng mới ở mức độ nhận thức chung, những vấn đề cơ bản). Đồng thời, đào tạo tay nghề sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ tốt yêu cầu công tác thực tiễn khi được giao nhiệm vụ.
Trong đào tạo cán bộ, cần quan tâm đến việc phối hợp với nước ngoài mở các lớp tập huấn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm đấu tranh chống tội phạm, nhất là tội phạm phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao, tội phạm rửa tiền, buôn lậu... và vấn đề hợp tác trong thu hồi tài sản. Đối tượng đào tạo cần chú ý đến cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT BCA nói riêng và của Cơng an một số thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phịng...), Cơng an một số địa phương có đường biên giới đường bộ chung với nước ngồi có hoạt động tội phạm phức tạp (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An,...).
Để thực hiện được yêu cầu này, Cục Đào tạo - BCA cần xây dựng kế hoạch cụ thể và phối hợp với các cơ sở đào tạo, Học viện, trường Đại học thuộc BCA chủ động về cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho việc đào tạo.
Đồng thời phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cơ quan CSĐT BCA, Công an các địa phương để tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ cần phải đào tạo và đào tạo lại. Qua đó, đề xuất lãnh đạo Bộ việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ mà thực tiễn đang đặt ra.
Thứ ba, bổ sung cán bộ đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Các đơn vị thuộc Cơ quan CSĐT cần chủ động rà soát lại thực trạng đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động điều tra tội phạm, hoạt động HTQT về TTTPHS, để đánh giá chất lượng cán bộ, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, từ đó có kế hoạch đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung cán bộ phù hợp, trong đó tập trung bổ sung điều tra viên có năng lực, kinh nghiệm, cán bộ có trình độ ngoại ngữ. Đồng thời cử cán bộ đi đào tạo, và chủ động tự đào tạo cán bộ tại chỗ để nâng cao chất lượng cán bộ.
Đối với Phịng Tương trợ tư pháp về hình sự và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự thuộc Văn phịng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Cơng an: cần bổ sung điều tra viên, cán bộ có năng lực, kinh nghiệm về cơng tác điều tra, am hiểu pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước liên quan đến hợp tác quốc tế về TTTP hình sự, bổ sung cán bộ thơng thạo ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.