pháp hình sự
HTQT về TTTPHS là hoạt động TTHS liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của quốc gia, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Kết quả hoạt động này có giá trị pháp lý là nguồn chứng cứ để điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Với tính chất quan trọng đó, mỗi nội dung HTQT về TTTPHS đều được quy định trình tự, thủ tục thực hiện cụ thể đòi hỏi Cơ quan CSĐT phải tuân thủ.
Thứ nhất, thủ tục yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự: Đây là trường hợp Cơ quan CSĐT yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi thực hiện
TTTPHS. Cơ quan CSĐT phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp và gửi cho VKSNDTC. Trong thời hạn mười ngày kể từ khi nhận hồ sơ, VKSNDTC tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, vào sổ ủy thác tư pháp và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi theo quy định. Khi nhận được văn bản thơng báo kết quả của phía nước ngồi, trong thời hạn năm ngày VKSNDTC sẽ có trách nhiệm chuyển văn bản đó cho cơ quan đã gửi hồ sơ ủy thác.
Theo quy định, Cơ quan CSĐT có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi thực hiện TTTP trong các trường hợp sau: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu; triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu; thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch; các trường hợp tương trợ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, thủ tục tiếp nhận, xử lý ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngồi: Đây là trường hợp Cơ quan CSĐT thực hiện ủy thác tư pháp về hình
sự theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngồi. Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ do VKSNDTC chuyển đến, Cơ quan CSĐT có trách nhiệm thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự của phía nước ngồi và thông báo kết quả cho VKSNDTC biết. Sau khi nhận được kết quả, trong thời hạn năm ngày VKSNDTC sẽ chuyển kết quả đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi. Trong trường hợp ủy thác tư pháp về hình sự khơng thực hiện được hoặc q thời hạn hoặc cần bổ sung thơng tin, tài liệu thì Cơ quan CSĐT đã tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để VKSNDTC thơng báo cho phía nước ngồi đã có u cầu.
Thứ ba, thủ tục tống đạt giấy triệu tập đối với người làm chứng, người giám định: Nước yêu cầu muốn triệu tập người làm chứng, người giám định
là chín mươi ngày, trước ngày dự định người đó phải có mặt tại nước yêu cầu. Cơ quan CSĐT đã thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập theo yêu cầu của VKSNDTC, phải gửi ngay văn bản xác nhận đã tống đạt để VKSNDTC chuyển cho nước yêu cầu, trong trường hợp không tống đạt được thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ tư, thủ tục dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ: Cơ quan CSĐT có thể thực hiện việc dẫn giải người đang chấp
hành hình phạt tù tại Việt Nam đến nước yêu cầu để cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự khi xét thấy đồng thời thỏa mãn các điều kiện: Người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam đồng ý với việc dẫn giải và cung cấp chứng cứ tại nước yêu cầu; cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu phải cam kết bằng văn bản về việc bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe, điều kiện đi lại, ăn ở, phương thức tiếp nhận, trao trả, thời hạn và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc dẫn giải do Cơ quan CSĐT đề nghị.
Thứ năm, thủ tục cung cấp thông tin và việc sử dụng thông tin chứng
cứ trong TTTP hình sự: Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam
hoặc của nước ngồi, VKSNDTC u cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngồi hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền Việt Nam cung cấp thơng tin liên quan đến yêu cầu TTTPHS hoặc bản sao bản án, quyết định hình sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật đối vơi công dân của nước yêu cầu.
Trong hoạt động cung cấp thông tin và việc sử dụng thông tin, chứng cứ trong TTTPHS, Cơ quan CSĐT phải áp dụng các biện pháp thích hợp để giữ bí mật ủy thác tư pháp về hình sự. Đồng thời yêu cầu phía nước ngồi áp dụng các biện pháp để giữ bí mật thơng tin, chứng cứ đã cung cấp và sử dụng thông tin, chứng cứ trong phạm vi cần thiết cho mục đích nêu trong yêu cầu TTTPHS và phải bảo đảm thông tin, chứng cứ không bị sai lệch, thay đổi, tiết lộ trái phép hoặc các hành vi lạm dụng khác.
Thứ sáu, thủ tục thực hiện yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, giao hồ sơ, vật chứng của vụ án cho nước ngoài: Đối với vụ án có người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT mà người đó đã trốn ra nước ngồi và đã u cầu dẫn độ, nhưng phía nước ngồi từ chối việc dẫn độ thì cơ quan đang thụ lý vụ án chuyển hồ sơ vụ án đến VKSNDTC để yêu cầu nước nơi người phạm tội đang có mặt truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ bảy, thủ tục xử lý yêu cầu của nước ngoài về việc truy cứu trách
nhiệm hình sự cơng dân Việt Nam tại Việt Nam: Theo yêu cầu của
VKSNDTC về việc tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cơng dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam của phía nước ngồi. Trong trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh (nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài) tiến hành điều tra nếu vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Cơ quan điều tra tiến hành điều tra nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra này.
Thứ tám, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài về điều tra đối với cơng dân nước ngồi tại Việt Nam: Theo yêu cầu của VKSNDTC, Cơ
quan CSĐT có thẩm quyền tiến hành điều tra đối với cơng dân nước ngồi đã phạm tội ở nước đó hiện đang cư trú tại Việt Nam, kết quả điều tra được gửi đến VKSNDTC để chuyển cho nước yêu cầu.