Khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng trong thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 145 - 147)

hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp

Thực tiễn thực hiện HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT cho thấy vẫn cịn những hạn chế về quy trình, thủ tục, lập hồ sơ và trình tự giải quyết... đã ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này, ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, giải quyết vụ án. Bản chất hoạt động TTTPHS là hoạt động tố tụng hình sự, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, pháp nhân nên hơn hết cần tuân thủ pháp luật, đảm bảo thực hiện đúng quy định, đảm bảo hiệu quả. Mỗi cán bộ thuộc Cơ quan CSĐT khi đảm nhận nhiệm vụ này cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ, có nhận thức đầy đủ về các quy định của pháp luật và của ngành Công an về thực thi nhiệm vụ để làm kim chỉ nam cho hành động. Quá trình thực hiện nhiệm vụ này, cán bộ, điều tra viên của Cơ quan CSĐT cần khắc phục những hạn chế trên, trong đó lưu ý:

Thứ nhất, đối với việc lập hồ sơ TTTP đề nghị nước ngoài thực hiện:

Thực tế điều tra giải quyết các vụ án hình sự có đối tượng, bị can, bị cáo, bị hại là người nước ngồi hoặc ở nước ngồi, có tài sản, phương tiện ở nước ngoài, hoặc hành vi phạm tội thực hiện ở nước ngoài... thường phát sinh yêu cầu nước ngồi hỗ trợ thực hiện TTTPHS. Khi đó, để đảm bảo hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các yêu cầu TTTP về hình sự, trong quá trình

giải quyết các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, Cơ quan CSĐT cần lưu ý các vấn đề sau:

(1) Nếu xét thấy vụ án cần ủy thác tư pháp thì đề nghị sớm lập hồ sơ ủy thác gửi đến VKSNDTC (Vụ Hợp tác quốc tế và TTTP hình sự). Quá trình lập hồ sơ có thể tham vấn Văn phịng Cơ quan CSĐT BCA hoặc Vụ Hợp tác quốc tế và TTTP hình sự - VKSNDTC để được hướng dẫn trực tiếp về tính hợp lệ của hồ sơ để tránh phải lập hồ sơ nhiều lần.

(2) Quy trình lập hồ sơ tiến hành theo quy định của Luật TTTP (Điều 18, Điều 19) và Hướng dẫn số 2576/C44-P6 ngày 20/9/2013 của Văn phòng Cơ quan CSĐT BCA hướng dẫn thực hiện các vụ việc TTTP về hình sự.

(3) Hồ sơ cần ghi rõ thời hạn mong muốn nhận được kết quả ủy thác (Luật TTTP và các điều ước không quy định thời hạn giải quyết).

(4) Nội dung yêu cầu phải cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, có căn cứ pháp luật, thể hiện được tính cần thiết của yêu cầu tương trợ; thông tin về cá nhân, tổ chức, địa chỉ... trong yêu cầu phải chính xác để đảm bảo tính khả thi. Bản dịch cần chính xác, đúng thuật ngữ.

Thứ hai, đối với việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu yêu cầu TTTP về hình sự của nước ngồi:

Trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam không quy định thời hạn thực hiện yêu cầu TTTPHS, chỉ nêu thời hạn mong muốn nhận kết quả vì thực chất hoạt động này là sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên để thể hiện thiện trí, trách nhiệm với nước ngồi và quốc tế trong phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, Cơ quan CSĐT khi tiếp nhận giải quyết yêu cầu TTTPHS của nước ngoài cần thực hiện khẩn trương, tốt nhất là trong thời hạn do phía nước ngồi đề nghị, và đảm bảo các nội dung yêu cầu phù hợp với pháp luật trong nước và điều ước mà Việt Nam đã gia nhập. Trường hợp có vướng mắc hay cần làm rõ thơng tin, bổ sung tài liệu

thì đơn vị thực hiện cần nhanh chóng trao đổi với phía nước ngồi thơng qua Vụ Hợp tác quốc tế và TTTPHS - VKSNDTC để phối hợp giải quyết kịp thời. Theo nguyên tắc có đi có lại, việc Cơ quan CSĐT tích cực thực hiện nhanh, đầy đủ các yêu cầu của nước ngoài cũng là điều kiện để phía nước ngồi thực hiện yêu cầu yêu cầu TTTPHS của ta khi có phát sinh. Những kết quả này là cốt lõi, là căn bản xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài giữa các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)