Cùng với đàm phán, ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, đồng thời Việt Nam đã chủ động xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong nước nhằm tạo nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các các cơ quan
chức năng của Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trong HTQT về TTTPHS. Cụ thể:
Thứ nhất, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007
Luật được Quốc hội khóa 12 thơng qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2008 đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta, tạo cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động TTTPHS, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế với thế giới và khu vực; hoàn thiện thể chế, pháp luật trong nước; cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Luật gồm 7 chương 72 điều. Trong đó, Chương 1 quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, áp dụng pháp luật, ngôn ngữ, nguyên tắc, uỷ thác tư pháp, hình thức thực hiện TTTP, hợp pháp hố lãnh sự và việc cơng nhận giấy tờ, tài liệu uỷ thác tư pháp. Chương III (từ điều 17 đến 31) quy định: phạm vi tương trợ; từ chối hoặc hỗn tương trợ; trình tự, thủ tục giải quyết các yêu cầu tương trợ của nước ngoài và của các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam; trình tự, thủ tục giải quyết một số yêu cầu cụ thể: tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, người giám định; dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù ra nước ngồi để cung cấp chứng cứ; cung cấp thông tin, chuyển giao vụ án, đồ vật tài liệu cho nước ngoài để tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự; giải quyết yêu cầu chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngồi đối với cơng dân Việt Nam đang sống tại Việt Nam; cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu tương trợ của nước ngoài liên quan đến việc điều tra người nước ngồi đang sống tại Việt Nam; chi phí thực hiện TTTHS.
Thứ hai, Bộ luật tố tụng hình sự
BLTTHS năm 2003 dành riêng Phần thứ tám với 2 chương 7 điều (từ điều 340 đến 346) quy định về HTQT trong TTHS bao gồm các quy định về
các nguyên tắc hợp tác; thực hiện TTTP; từ chối thực hiện yêu cầu TTTP; việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án; việc giao nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật, tiền liên quan đến vụ án.
BLTTHS năm 2015 dành riêng Phần thứ tám với 2 chương 18 điều (Điều 491-508) quy định về HTQT trong TTHS. Luật đã bổ sung một số quy định liên quan đến TTTPHS như: công nhận kết quả thực hiện ủy thác tư pháp là một nguồn chứng cứ (khoản 1 Điều 87); quy định VKSNDTC là Cơ quan trung ương của nước CHXHCN Việt Nam trong hoạt động TTTPHS (khoản 1 Điều 493); quy định về giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được qua HTQT trong TTHS (Điều 494); sự có mặt của người làm chứng, người giảm định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam ở nước ngoài; người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước ngoài ở Việt Nam (Điều 496); xử lý tài sản do phạm tội mà có (Điều 507); phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 508).
Thứ ba, Bộ luật hình sự
BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018) quy định về tội phạm và hình phạt, làm cơ sở xem xét các yêu cầu TTTPHS. Dựa vào các quy định của Bộ luật này, các cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi phạm tội được thực hiện ở nước ngồi có cấu thành tội phạm theo quy định trong BLHS của Việt Nam hay không (vấn đề bảo đảm nguyên tắc tội phạm kép) để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam khi phía nước ngồi có u cầu.
Thứ tư, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012
Chương IV (từ Điều 46 đến 48) quy định về HTQT về phòng, chống rửa tiền bao gồm: nguyên tắc chung về HTQT; nội dung HTQT về phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong HTQT về phòng, chống rửa tiền.
Thứ năm, Luật Phòng, chống tham nhũng
Luật Phòng, chống tham những năm 2005 dành Chương VII với 2 điều quy định về HTQT về phòng, chống tham nhũng bao gồm: nguyên tắc chung về HTQT (Điều 89); trách nhiệm thực hiện HTQT (Điều 90).
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2019 dành Chương VIII với 3 điều quy định về HTQT về phòng, chống tham nhũng bao gồm: nguyên tắc chung về HTQT (Điều 89); trách nhiệm thực hiện HTQT (Điều 90); HTQT về thu hồi tài sản tham nhũng (Điều 91). Điều 91 là điều mới so với Luật năm 2005 vì thu hồi tài sản đang là vấn đề được quốc tế quan tâm, cũng là vấn đề rất khó thực hiện trong thời gian qua, do đó cần được luật hóa để có căn cứ pháp lý thực hiện.
Thứ sáu, Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013
Chương VI (từ điều 36 đến 38) quy định HTQT về phòng, chống khủng bố gồm: nguyên tắc HTQT; nội dung, trách nhiệm HTQT; HTQT giải quyết vụ khủng bố.
Thứ bảy, Luật điều ước quốc tế
Luật quy định về việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, trong đó có các điều ước về TTTPHS.
Luật Ký kết, gia nhập điều ước quốc tế năm 2005 quy định “trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” (khoản 1, Điều 6).
Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định quy định “trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp” (khoản 1, Điều 6). Luật này bổ sung “trừ Hiến pháp” so với Luật năm 2005 để khẳng định ưu tiên chủ quyền quốc gia.
Thứ tám, các văn bản hướng dẫn:
Nghị định 92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTP về chế độ báo cáo, thông báo hoạt động TTTP.
Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA- BTP-BNG ngày 16/8/2013 hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, các ngành, các đơn vị đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện như:
VKSNDTC đã ban hành 04 văn bản: Hướng dẫn số 943/VKSTC- HTQT ngày 05/4/2012 về thông báo và tiếp xúc lãnh sự; Hướng dẫn số 1918/VKSTC-HTQT ngày 15/6/2012 về yêu cầu ban hành quyết định pháp lý cuối cùng trong việc giải quyết các vụ án do phía nước ngồi chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự; Hướng dẫn số 19/HD-VKSTC-HTQT ngày 24/7/2012 về thực hiện Điều 4 Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào; Cơng văn số 3892/VKSTC-V13 ngày 03/10/2017 hướng dẫn các Viện kiểm sát địa phương quán triệt thực hiện Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trực tiếp giữa VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc ngày 17/9/2017.
Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 144/2012/TT-BTC ngày 04/9/2012 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí bảo đảm cho cơng tác TTTP.
Văn phịng Cơ quan CSĐT BCA ban hành Hướng dẫn số 2576/C44-P6 ngày 20/9/2013 hướng dẫn thực hiện các vụ việc TTTP về hình sự.
Vụ Hợp tác quốc tế và TTTP hình sự - VKSNDTC và Văn phòng Cơ quan CSĐT BCA đã ký Quy chế về quan hệ phối hợp giữa 2 đơn vị trong thực hiện yêu cầu TTTP về hình sự (ký ngày 11/10/2011).