Căn cứ quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì VKSNDTC (Vụ HTQT và TTTPHS) là cơ quan trung ương của Việt Nam về TTTPHS, thực hiện các hoạt động trao đổi, yêu cầu tương trợ với cơ quan trung ương của nước ngoài về TTTPHS. Cơ quan CSĐT tiếp nhận thực hiện ủy thác tư pháp do VKSNDTC chuyển giao, hoặc yêu cầu TTTP với nước ngồi thơng qua VKSNDTC. Kênh này được sử dụng chính thống, thường xuyên, phổ biến và
có giá trị pháp lý cao, đã và đang mang lại hiệu quả trong hoạt động TTTPHS nói riêng, hoạt động HTQT phịng, chống tội phạm nói chung.
Trong thực tiễn thực hiện hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngồi thời gian qua cho thấy việc thực hiện HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT còn được hỗ trợ thực hiện
bởi các hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa Cơ quan CSĐT với các
cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi thơng qua các kênh sau:
Kênh hợp tác của Tổ chức Interpol để phối hợp thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin, xác minh thông tin, chuyển giao giấy tờ, hồ sơ liên quan đến vụ án hình sự. Đây là kênh thông tin đã được lực lượng CSĐT thường xun sử dụng thơng qua Văn phịng Interpol Việt Nam hoặc thông qua mạng lưới Sỹ quan liên lạc của Cảnh sát Việt Nam ở nước ngoài, Sỹ quan liên lạc của Cảnh sát nước ngoài tại Việt Nam, Văn phòng liên lạc qua biên giới. Kênh hợp tác này được đánh giá là nhanh nhạy, kịp thời, mang lại hiệu quả, không phải trải qua các thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, hoạt động hợp tác này chỉ được coi là hoạt động hỗ trợ cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện hoạt động TTTPHS. Theo quy định của pháp luật Việt Nam kết quả hoạt động này chưa có giá trị pháp lý làm nguồn chứng cứ để truy tố, xét xử.
Phối hợp với lực lượng CSĐT Công an địa phương và Cảnh sát các nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền (Trung Quốc, Lào, Campuchia). Kênh hợp tác này được triển khai dựa trên cơ sở mối quan hệ thân thiện giữa lực lượng Cảnh sát hai bên hoặc thông qua các chương trình hợp tác đảm bảo ANTT, quy chế phối hợp đã được ký kết giữa Công an các tỉnh biên giới của Việt Nam với các địa phương giáp ranh của các quốc gia láng giềng này.
Kết luận Chương 2
Chương 2 của Luận án đã tập trung giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản về HTQT phịng chống tội phạm nói chung, HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT nói riêng.
Đối với nhận thức chung về HTQT phòng, chống tội phạm: trên cơ sở phân tích bản chất, nội hàm của hoạt động này cũng như nghiên cứu, tham khảo quan điểm của một số nhà khoa học, Luận án đã đưa ra khái niệm “Hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm là hoạt động hỗ trợ, thỏa thuận, trao đổi giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi, với các tổ chức quốc tế trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia nhằm thực hiện các hoạt động ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người có án phạt tù, trao đổi thơng tin tội phạm cũng như các hoạt động khác có liên quan đến phịng, chống tội phạm”. Đồng thời Luận án phân tích,
luận giải về đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, mục đích của HTQT phòng, chống tội phạm.
Đối với nhận thức chung về HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT: Luận án đã luận giải bản chất hoạt động này là một nội dung của HTQT phịng, chống tội phạm, là thủ tục pháp lý hình sự quốc tế và đưa ra khái niệm "HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT là thủ tục pháp lý hình sự quốc tế,
trong đó Cơ quan CSĐT phối hợp với các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền trong nước và của các quốc gia có liên quan, trên cơ sở điều ước quốc tế và pháp luật trong nước, tiến hành hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động thu thập, cung cấp chứng cứ; trao đổi thơng tin; tìm hiểu hồ sơ vụ án; triệu tập người làm chứng, người giám định; truy cứu trách nhiệm hình sự; thực hiện các yêu cầu hỗ trợ khác về hình sự phục vụ hoạt động điều tra, xử
lý tội phạm.". Đồng thời, Luận án đã phân tích hoạt động này ở các khía cạnh:
nguyên tắc, nội dung, chủ thể, nhiệm vụ, kênh thực hiện, thủ tục áp dụng... Việc phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về HTQT phòng, chống tội phạm, HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT sẽ giúp nắm vững hơn các quy định pháp luật, điều ước quốc tế về công tác này, đồng thời làm cơ sở và tiêu chí để phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng hoạt động HTQT về TTTPHS của Cơ quan CSĐT được đề cập tại Chương III.
CHƯƠNG III