Hoạt động HTQT nói chung và TTTPHS nói riêng chỉ có thể mang lại hiệu quả khi có được cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ và khả thi. Do đó, cần thiết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Nhà nước ta đối với HTQT phịng, chống tội phạm nói chung, HTQT về TTTPHS nói riêng, đặc biệt là về pháp luật trên các lĩnh vực: xây dựng, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế; hoàn thiện pháp luật trong nước; nghiên cứu luật học so sánh. Cụ thể:
Thứ nhất, tăng cường đàm phán ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về HTQT phịng, chống tội phạm nói chung, HTQT về TTTPHS nói riêng.
Thời kỳ trước đây, Nhà nước ta đã chú ý thiết lập cơ sở pháp lý với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, các nước có mối quan hệ truyền thống để tạo một cơ chế phối hợp hiệu quả trong hoạt động TTTP. Song đến nay, thể chế nhà nước của các nước đó đã thay đổi với chế độ chính trị, xã hội và thể chế, pháp luật khác. Chúng ta cần phải tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hoặc đàm phán, ký các điều ước mới với các nước đó mà Việt Nam vẫn cịn quan hệ ngoại giao, quan hệ tư pháp.
Hiện nay, số lượng các điều ước quốc tế đa phương, song phương liên quan đến HTQT phòng, chống tội phạm, nhất là các Hiệp định TTTPHS mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập cịn ít. VKSNDTC, BCA cần có kế hoạch dài hạn về đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về HTQT trong phịng, chống tội phạm, về TTTPHS, trong đó lưu ý các vấn đề sau:
(1) Tăng cường đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế (đa phương, song phương, khu vực) liên quan đến lĩnh vực HTQT phòng, chống tội phạm.
(2) Chủ động thức đầy đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về HTQT về TTTPHS, trọng tâm là với các nước đối tác chiến lược, đối tác tồn diện, các nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống, các nước có đơng người Việt Nam sinh sống, các nước có quan hệ hợp tác kinh tế - đầu tư phát triển với nước ta.
(3) Nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán sửa đổi các Hiệp định TTTP mà Việt Nam đã ký trước những năm 2000 cho phù hợp với pháp luật và tình hình hợp tác hiện nay (như Hiệp định song phương với các nước: Tiệp Khắc ký ngày 10/12/1982, Hung-ga-ri ký ngày 18/01/1985, Ba Lan ký ngày 22/3/1993, Lào ký ngày 06/7/1998, Nga ký ngày 25/8/1998, Trung Hoa ký ngày 19/10/1998). Trong đó, đối với các Hiệp định chung gồm nhiều lĩnh vực (hình sự, dân sự, lao động, gia đình) cần phải tách ra thành hiệp định riêng trong lĩnh vực TTTP hình sự. VD: Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Mơng Cổ, ký ngày 17/4/2000; Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hoà Belarus, ký ngày 14/9/2000;...
(4) Đối với các nước thành viên ASEAN: mặc dù đã có Hiệp định TTTP hình sự chung, nhưng cần thiết đàm phán ký kết các Hiệp định song phương với từng quốc gia để quy định cụ thể hơn các vấn đề hợp tác phù hợp với pháp luật 2 bên (hiện đã có hiệp định song phương với Lào, Indonexia).
Thứ hai, cần thiết xây dựng Luật TTTPHS là một luật riêng:
Phạm vi điều chỉnh của Luật TTTP năm 2007 hiện chưa phù hợp: điều chỉnh cả 04 lĩnh vực là TTTP về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, trong đó có những lĩnh vực có tính chất và trình tự, thủ tục thực hiện rất khác nhau. Về định hướng lâu dài cần thiết xây dựng các luật riêng điều chỉnh hoạt động TTTP trong từng lĩnh vực cụ thể trên (hiện Bộ Tư pháp đang phối hợp với VKSNDTC, BCA xây dựng kế hoạch và
hồ sơ đề nghị báo cáo Chính phủ đề án xây dựng Luật TTTP thành 4 luật chuyên ngành).
Đối với xây dựng Luật TTTPHS cần theo một số định hướng sau:
(1) Luật TTTPHS cần đảm bảo một số yêu cầu: thể chế hóa tồn diện, sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp; Kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động TTTPHS; Bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật TTTP về hình sự với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước có liên quan và các điều ước quốc tế về TTTPHS mà Việt Nam là thành viên.
(2) Xây dựng Luật TTTPHS bên cạnh việc kế thừa những ưu điểm, những quy định phù hợp, còn giá trị thực tiễn của Luật TTTP năm 2007, cần thiết xây dựng, bổ sung một quy định sau:
+ Bổ sung quy định giá trị pháp lý của kết quả thực hiện TTTPHS cho phù hợp với quy định của Bộ luật TTHS năm 2015.
+ Bổ sung, quy định đầy đủ, toàn diện phạm vi TTTP về hình sự bao gồm các hoạt động tương trợ trong việc áp dụng biện pháp truy tìm, thu giữ, phong tỏa, kê biên, tịch thu, trả lại tài sản do phạm tội mà có và cơng cụ, phương tiện phạm tội; cho phép người tiến hành tố tụng của Bên yêu cầu được tham gia một số hoạt động trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại Bên được yêu cầu; tổ chức cho người của Bên được yêu cầu đến Bên yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ; liên kết điều tra, phối hợp điều tra... và quy định trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động tương trợ.
+ Bổ sung quy định thủ tục “đóng” yêu cầu TTTP trong trường hợp thời gian thực hiện đã lâu; quy định gửi hồ sơ ủy thác dưới hình thức điện tử; quy định cơ chế đặc thù trong tiếp nhận, giải quyết yêu cầu TTTP giữa cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương giáp biên giới 2 nước.
+ Xem xét sửa đổi, bổ sung căn cứ từ chối tương trợ theo hướng phân biệt giữa những trường hợp “bắt buộc” phải từ chối và “có thể” từ chối. Bổ sung quy định về thực hiện cam kết có đi có lại, cam kết khơng áp dụng hình phạt tử hình trong hoạt động HTQT về TTTPHS.
+ Bổ sung quy định cho phép sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong việc gửi, tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện một số hoạt động TTTPHS.
+ Quy định thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu của nước ngoài về việc truy cứu trách nhiệm hình sự cơng dân Việt Nam tại Việt Nam của cơ quan tiến hành tố tụng nơi đối tượng đang ở thực tế.
+ Quy định về chi phí thực hiện TTTP cho phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của các Hiệp định TTTP về hình sự mà Việt Nam đã ký với các nước theo hướng: nước được yêu cầu phải chịu mọi chi phí thực hiện yêu cầu tương trợ (hiện quy định do nước yêu cầu chi trả) trừ một số chi phí nhất định mang tính đặc thù như: Chi phí liên quan đến việc ăn, ở, đi lại của người cần có mặt tại lãnh thổ nước yêu cầu theo yêu cầu tương trợ; chi phí liên quan đến việc chuyên chở nhân viên dẫn giải hoặc hộ tống; chi phí trưng cầu giám định; chi phí liên quan đến việc phiên dịch, biên dịch tài liệu và thu thập chứng cứ qua cầu truyền hình hoặc các phương tiện kỹ thuật khác từ nước được yêu cầu đến nước yêu cầu; chi phí bất thường phát sinh trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ khi nước được yêu cầu đề nghị.
Thứ ba, xây dựng mới và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ hướng dẫn thực hiện hoạt động TTTPHS.
Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết hoặc liên ngành Bộ Công an, Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết thi hành quy định về TTTPHS trong Luật TTTP năm 2007 và các quy định về hợp tác quốc tế tại phần thứ tám của BLTTHS năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ phối hợp và trình tự, thủ tục của các cơ
quan tiến hành tố tụng trong thực hiện hoạt động TTTPHS, nhất là việc quy định thủ tục thực hiện yêu cầu tương trợ liên quan đến bắt, khám xét, thu giữ tài sản... theo lệnh, quyết định của cơ quan có thẩm quyền nước ngồi; hướng dẫn thực hiện khoản 6 điều 17 Luật TTTP về “Các yêu cầu TTTP khác về hình sự” trong quy định phạm vi TTTPHS.
Việc Việt Nam quy định thời hạn thực hiện yêu cầu TTTP của nước ngồi hay đề nghị phía nước ngồi về thời hạn giải quyết các yêu cầu TTTP của Việt Nam là rất khó vì bản chất hoạt động TTTP là sự hỗ trợ nhau, và phụ thuộc vào mức độ phức tạp của yêu cầu. Tuy nhiên, cần thiết có cơ chế giàng buộc hoặc thúc đẩy trách nhiệm của bên thực hiện yêu cầu TTTP rút ngắn thời gian thực hiện vì liên quan đến thời hạn điều tra vụ án theo luật định.
Thứ tư, tăng cường công tác nghiên cứu Luật học so sánh
Cần thiết tăng cường đầu tư nghiên cứu Luật học so sánh đối với lĩnh vực pháp luật phòng, chống tội phạm, nhất là pháp luật TTHS giữa Việt Nam với các quốc gia. Chú trọng nghiên cứu pháp luật của các quốc gia có thể chế chính trị, kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam và văn minh; các quốc gia có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với Việt Nam; các quốc gia ta đã ký kết hoặc sẽ ký kết các điều ước quốc tế... Việc nghiên cứu này giúp ta nắm được các điểm tương đồng, khác biệt, các ưu điểm, hạn chế, khuynh hướng phát triển,... của các hệ thống pháp luật. Từ đó có ý nghĩa quan trọng cho việc xây dựng pháp luật trong nước, đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế và thực tiễn thực hiện hoạt động HTQT.