Trên cơ sở những đặc điểm đặc thù của hoạt động HTQT về TTTPHS được trình bày trên đây và khái quát từ các quy định của pháp luật, các thỏa thuận quốc tế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, các quy định của ngành Cơng an… thì Cơ quan CSĐT có các nhiệm vụ chính sau đây trong thực hiện HTQT về TTTPHS:
Thứ nhất, đưa ra yêu cầu và thực hiện các yêu cầu TTTPHS bằng việc
sử dụng kênh hợp tác chính thức thơng qua VKSNDTC là cơ quan trung ương. Ngoài ra, trong thực tế thực hiện có thể trao đổi thơng tin thơng qua các kênh hợp tác khác: Ngoại giao, Tổ chức Interpol, Aseanapol... để hỗ trợ việc thực hiện HTQT về TTTPHS
Thứ hai, tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra theo yêu cầu của phía
nước bạn để thu thập tài liệu, chứng cứ, thu giữ bảo quản vật chứng, lấy lời khai của nhân chứng, trao đổi các thơng tin, tài liệu có liên quan đến vụ án…
Thứ ba, tổ chức, chỉ đạo thực hiện các yêu cầu HTQT về TTTPHS
gồm: công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phân công lực lượng trực tiếp thực hiện yêu cầu TTTP của phía nước ngồi; tổ chức phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngồi ngành Cơng an (Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh, Cơ quan ngoại giao, VKSND, TAND...) thực hiện các yêu cầu TTTPHS.
Thứ tư, thông qua hoạt động này, giải quyết các vụ án để tìm ra nguyên
nhân, điều kiện phạm tội, từ đó yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa tội phạm có yếu tố nước ngồi.
Thứ năm, thông qua thực hiện hoạt động HTQT về TTTPHS để đưa ra
kiến nghị, đề xuất với Nhà nước, lãnh đạo BCA triển khai hoạt động ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, chương trình hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT phòng, chống tội phạm.