Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 111 - 114)

3.4.1. Ưu điểm

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế thì HTQT về TTTPHS là xu hướng tất yếu của các quốc gia. Đảng, Nhà nước ta đã chú trọng chỉ đạo việc tăng cường HTQT trong hoạt động TTTPHS, đặc biệt là HTQT về pháp luật. Bộ Chính trị đã ban hành các văn bản trong đó có nội dung chỉ đạo nhiệm vụ tăng cường HTQT về tư pháp, HTQT trong phòng, chống tội phạm (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thơi gian tới”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới). Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết

định số 40/QĐ-TTg ngày 7/1/2016 phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Việt Nam đã chủ động đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan; đồng thời xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong nước, từng bước kiện toàn bộ máy, tổ chức cán bộ, kết quả đã cơ bản bảo đảm các điều kiện cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý, cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các các cơ quan chức năng của Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền nước ngồi.

Sự ra đời của Luật TTTP năm 2007 đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về TTTP trong bối cảnh cải cách tư pháp và cải cách pháp luật, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới và khu vực. Sau 12 năm thi hành, công tác TTTPHS đã có những bước chuyển tích cực và toàn diện. Một trong những tác động quan trọng khi Luật TTTP được thi hành đó là đã góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, của cán bộ và người dân về vai trị của cơng tác TTTP nói chung, TTTPHS nói riêng, về chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan cụ thể trong công tác này.

BLTTHS năm 2015 là sự phát triển của Bộ luật năm 2003, đã dành 18 điều (tăng 11 điều) quy định về HTQT trong TTHS. Bộ luật đã bổ sung một số quy định liên quan đến TTTPHS như: công nhận kết quả thực hiện ủy thác tư pháp là một nguồn chứng cứ; quy định VKSNDTC là cơ quan trung ương; quy định về giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được qua HTQT trong TTHS; sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam ở nước ngoài; người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước ngoài ở Việt Nam; xử lý tài sản do phạm tội mà có; phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Những quy định trên là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện TTTPHS cũng như xác định giá trị kết quả của hoạt động này.

Công tác tiếp nhận, giải quyết yêu cầu TTTPHS ngày càng hiệu quả đáp ứng yêu cầu cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Các u cầu ủy thác xử lý hàng năm ngày càng tăng và phức tạp, đa dạng hơn về nội dung, đối tượng, nước thực hiện; quy trình thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp ngày càng rõ ràng, đi vào nề nếp. Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện TTTPHS đã luôn cố gắng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật TTTP, nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả các ủy thác tư pháp.

Đa số các yêu cầu TTTP đề nghị hỗ trợ thực hiện nhiều nội dung trong cùng 1 hồ sơ yêu cầu; có những vụ án có nhiều yêu cầu bổ sung; có những đối tượng có nhiều yêu cầu tương trợ từ các quốc gia (vd: Văn phòng Cơ quan CSĐT BCA nhận được các yêu cầu tương trợ của Séc, Litva, Ba Lan về cùng đối tượng Nguyễn Chí Tài). Phía Việt Nam cũng có những vụ án phải gửi yêu cầu TTTP tới nhiều nước với nhiều nội dung (vd: 3/2013, Cơ quan CSĐT BCA đã yêu cầu TTTP tới 8 nước xác minh thông tin cá nhân và phong tỏa thu hồi tiền trong điều tra vụ án Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến đối tượng Ahmed El Fehdi).

Nhìn chung, HTQT về TTTPHS đã đạt được những kết quả tích cực. Việc tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu được thực hiện tốt, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần giải quyết các vụ án, tố giác, tin báo về tội phạm, qua đó góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm. Hầu hết các yêu cầu TTTP đều được thực hiện và trả lời kết quả. Chỉ có 1 số ít bị từ chối do khơng phù hợp với pháp luật của bên được yêu cầu, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc hành vi không cấu thành tội phạm theo pháp luật của bên được yêu cầu. Một số ít u cầu khơng thực hiện được do bên yêu cầu không cung cấp đủ thông tin để xác định đối tượng.

Kết quả yêu cầu TTTP là tài liệu quan trọng, được sử dụng để chứng minh tội phạm, người phạm tội cũng như những tình tiết liên quan đến vụ án. BLTTHS năm 2015 của Việt Nam quy định kết quả thực hiện yêu cầu TTTP là một trong những nguồn chứng cứ.

Hoạt động HTQT về TTTPHS được thực hiện với tinh thần hợp tác, trách nhiệm giữa Việt Nam với các nước (bao gồm 10 nước ASEAN đã ký hiệp định chung, 25 nước đã ký kết hiệp định song phương và cả các nước chưa ký kết hiệp định). Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan CSĐT với VKSNDTC (cơ quan trung ương), Công an các đơn vị, địa phương; đã có sự cộng tác tích cực của các ban, ngành, tổ chức trong giải quyết từng vụ việc cụ thể; đã có sự hợp tác trong khn khổ điều ước ký kết, phù hợp với nội luật từ phía các cơ quan phịng, chống tội phạm của nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra ở việt nam (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)